Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nằm trong khuôn khổ dự án "Linh thú trời Nam" của Bối Ân team, mới đây, bộ sưu tập "Rồng trời Nam" đã được ra mắt trước thềm năm mới Giáp Thìn, như một lời chúc một năm mới bình an, thịnh vượng và thăng hoa. 
Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam"

Hình tượng Rồng Việt

Các họa sĩ của Bối Ân đã thực hiện việc nghiên cứu, sưu tập, đi nét, tô màu và cho ra đời series đồ án hoa văn "Rồng nước Nam" gồm 12 bức họa với hình tượng Rồng, biểu tượng của cao quý tôn nghiêm và tầm vóc hoàng gia của bậc đế vương. Series được thực hiện trong năm 2023 là một câu chuyện lớn về hình tượng Rồng xuyên suốt từ thế kỷ 11 vương triều Lý cho đến thế kỷ 20 vương triều Nguyễn.

"Tác phẩm được xem như một lời tri ân tới những tiền nhân đã gây dựng cho thế hệ tương lai dải đất hình chữ S tươi đẹp này. Đồng thời, cũng là lời chúc mừng năm mới Nhâm Thìn 2024 đến tất cả mọi người, mong một năm mới thật nhiều bình an và phước lành," Ken Agnart, đại diện Bối Ân team chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay.

Về hình tượng Rồng trong nền văn hóa đại chúng hiện nay, Ken nhận định hiện nay hình ảnh Rồng Trung Quốc được sử dụng nhiều hơn Rồng Việt:

“Cần hiểu và tôn trọng câu chuyện, giá trị văn hóa đằng sau mỗi hình ảnh, hoa văn để không đánh mất đi bản sắc của dân tộc. Rồng Trung Quốc mang nét dữ dằn, gân guốc với tính chất bành trướng, trong khi Rồng Việt Nam nhìn sẽ hiền lành hơn. Âu là bởi đó là phẩm chất của người Việt: yêu chuộng hòa bình.”

Việc hiểu đúng và sử dụng đúng những hình ảnh, đồ án hoa văn có thể đem lại cho những giá trị văn hóa vô cùng to lớn. Bộ tranh sẽ được ra mắt công chúng TP. Hồ Chí Minh tại Lễ khai mạc phố đêm Thảo điền ngày 19/1/2024.

Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam" ảnh 1
Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam" ảnh 2

Kho tàng hoa văn ngàn năm của dân tộc

Không chỉ dừng lại ở hình tượng Rồng hay “Linh thú trời Nam” (dự kiến gồm 30 tuyển tập), Bối Ân còn đang thực hiện những dự án phục dựng hệ thống hoa văn, tượng Phật, họa tiết dân gian bốn ngàn năm của dân tộc.

Để có thể cho ra đời những hình ảnh “tiệm cận” với nguyên gốc nhất, các họa sĩ của Bối Ân đã dày công sưu tầm sử liệu từ năm 2012. Tuy nhiều đồ họa, hình ảnh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng không ít trong số đó đã bị phong hóa, đôi khi phải mất đến vài năm mới có thể phục dựng xong một đồ án. Các làng nghề làm ra những tác phẩm sử dụng hoa văn đó cũng không lưu nhiều thông tin về ý nghĩa, câu chuyện ẩn sau từng đường nét.

Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam" ảnh 3
Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam" ảnh 4

Hoa văn truyền thống sau khi phục dựng được kỳ vọng mang tính ứng dụng cao, gần như có thể đưa vào tất cả mọi sản phẩm có tính chất nhận diện về mặt đồ họa, hình ảnh, từ sản phẩm đơn giản đến sản phẩm cao cấp, từ đồ lưu niệm, tranh kính, nội thất theo phong cách Art Decor, đến lụa, gạch, vải… “Hệ thống lưu niệm của chúng ta hiện nay đang phụ thuộc vào hoa văn của các nước đồng văn. Với tâm niệm là hoa văn có thể đi khắp mọi nơi, chúng tôi muốn những hoa văn của dân tộc trở nên phổ biến hơn, đi sâu vào cộng đồng hơn nữa.”

Trong thời gian tới, Bối Ân sẽ hiện thực hóa việc xây dựng một cộng đồng sở hữu những bản vẽ “tiệm cận” với nguyên gốc nhất, có sự tham gia của các chuyên gia, cố vấn về hội họa, kiến trúc, lịch sử. Những đồ án hoa văn sau khi phục dựng sẽ không được định vị thành tài sản cá nhân, mà sẽ được số hóa, trở thành tài sản chung của cộng đồng.

Quà tặng ký ức: Bối Ân ra mắt bộ sưu tập hoa văn "Rồng trời Nam" ảnh 5
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.