Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ về dự án "Chúng tôi có thể" giai đoạn 2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhân dịp dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng đến mức sống và giáo dục tốt hơn” do UNESCO phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cùng Ủy ban Dân tộc Việt Nam chuẩn bị bước sang giai đoạn II, ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã có những chia sẻ về các kết quả đạt được cũng như kỳ vọng tương lai về sức ảnh hưởng tích cực của dự án đối với trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái. 
Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam.
Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam.

PV: Xin ông chia sẻ về những thành tựu ấn tượng nhất của dự án “Chúng tôi Có thể” giai đoạn I.

Ông Christian Manhart: Tại Việt Nam, các vùng dân tộc thiểu số thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng dân số khác do các định kiến và rào cản văn hóa. Bên cạnh những tiến bộ đáng kể về phổ cập giáo dục, trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, có nguy cơ bỏ học cao hơn các nhóm trẻ em khác. Trong bối cảnh đó, UNESCO đã phối hợp với Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc, với tài trợ từ Tập đoàn CJ, để triển khai dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng đến mức sống và giáo dục tốt hơn” giai đoạn I từ năm 2019 đến 2022 tại Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

Giai đoạn I của dự án đã thành công trong việc góp phần cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và duy trì việc học của trẻ em, đặc biệt là các trẻ em gái dân tộc thiểu số, và có những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em gái. Trong hợp phần thứ nhất về các hoạt động trong trường học, dự án đã nâng cao năng lực cho nhà trường và các giáo viên về cung cáp tư vấn học đường có nhạy cảm giới và hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, và tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh và cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ về dự án "Chúng tôi có thể" giai đoạn 2 ảnh 1

Tập huấn cho học sinh.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ về dự án "Chúng tôi có thể" giai đoạn 2 ảnh 2

Tập huấn dành cho các giáo viên.

Dự án cũng đóng góp vào những thay đổi tích cực ở học sinh dân tộc thiểu số, bằng cách giúp các em tham gia tích cực vào các chiến dịch truyền thông. Hợp phần thứ hai của dự án nhằm cung cấp những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em gái, các khóa tập huấn được tổ chức, mối quan hệ đối tác địa phương được thành lập, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đã giúp tạo nên một hệ sinh thái giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm thu nhập. Mô hình này đã được tiếp quản bởi chính quyền địa phương.

Sau đây là một số kết quả nổi bật của dự án. Dự án đã tiếp cận 16.296 học sinh (trong đó 8,021 là học sinh nữ), 1,382 phụ huynh và các thành viên trong cộng đồng (756 người là nữ), 12,909 lãnh đạo chính quyền địa phương, cán bộ của các cơ quan giáo dục và lãnh đạo cộng đồng. Dự án đã tập huấn cho 2,136 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về tư vấn học đường có nhạy cảm giới (với 1,052 phụ nữ) và ghi nhận 14,584 học sinh (7,668 học sinh nữ) đã đến tư vấn. 6,279 học sinh (trong đó 3170 là học sinh nữ) đã tham gia các hoạt động định hướng nghề nghiệp. 120 phụ nữ và nữ thanh niên được tập huấn về khởi nghiệp. Ngoài ra, chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội đã đạt 342,515 lượt hiển thị, 31,877 lượt truy cập và 23,447 lượt tương tác.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ về dự án "Chúng tôi có thể" giai đoạn 2 ảnh 3

PV: Sự khác biệt trong cách tiếp cận của Giai đoạn I và Giai đoạn II là gì? Làm thế nào sự khác biệt này có thể làm cho dự án hiệu quả hơn?

Ông Christian Manhart: Giai đoạn II sẽ dựa trên những thành tựu của Giai đoạn I và sẽ triển khai tại hai tỉnh dự án mới là Cao Bằng và Kon Tum, và tỉnh Ninh Thuận tiếp tục hỗ trợ từ giai đoạn trước. Dự án sẽ đặc biệt tập trung vào việc trao quyền cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên ở các trường trung học nội trú và thanh niên ở các cộng đồng lân cận, để vượt qua định kiến và lên tiếng và hành động theo ước mơ, hy vọng và nguyện vọng của họ trong giáo dục.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ về dự án "Chúng tôi có thể" giai đoạn 2 ảnh 4

Trong Giai đoạn I, chúng tôi đã hỗ trợ thành lập các nhóm học sinh nòng cốt và các hoạt động do học sinh làm chủ, đây là một cách rất hiệu quả để nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của các em cũng như thúc đẩy hỗ trợ đồng đẳng.

Trong Giai đoạn II, bộ công cụ Hướng dẫn vận động dành cho trẻ em và thanh niên "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" của UNESCO, gần đây đã được hiệu chỉnh và thí điểm tại địa phương dưới sự phối hợp của Đoàn Thanh niên, cũng sẽ được sử dụng. Vì vậy, sự hợp tác với Đoàn Thanh niên, và Bộ GD&ĐT là rất quan trọng.

Ngoài ra, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về tư vấn học đường có nhạy cảm giới. Trong Giai đoạn I, do đại dịch COVID-19, vậy nên các khóa tập huấn chỉ có thể tổ chức trực tuyến, tuy nhiên, trong Giai đoạn II, các khóa tập huấn dự kiến sẽ tổ chức trực tiếp. Nhìn chung, Giai đoạn II sẽ nỗ lực để có thêm cam kết của các bên liên quan khác nhau ở các cấp độ khác nhau để xây dựng một môi trường hỗ trợ cho trẻ em và thanh niên dân tộc thiểu số. Do đó, chúng tôi dự định nỗ lực truyền thông các thông điệp chính và các thực hành tốt sang các tỉnh ngoài dự án.

PV: Kế hoạch truyền thông của dự án là gì để kêu gọi sự tham gia của các bên, cộng đồng, cũng như thanh niên chung tay vì bức tranh tương lai của trẻ em gái?

Ông Christian Manhart: Giai đoạn II của dự án sẽ sử dụng đa dạng các kênh và đối tác truyền thông. Bằng cách sử dụng đa dạng các nền tảng, chúng tôi sẽ truyền tải thông điệp và thông tin của dự án tới đa dạng người xem, trong đó có thanh niên và sự tham gia có ý nghĩa của họ đối với dự án.

Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác truyền thông địa phương, quốc gia và tất cả các mạng lưới truyền thông của UNESCO. Các kênh truyền thông do các bên quản lý như trang web và mạng xã hội, của tổ chức và tất cả các đối tác sẽ được tận dụng để tối đa hóa nguồn lực tập thể.

Để tăng cường tác động và thu hút truyền thông một cách hiệu quả, chúng tôi sẽ chính thức hợp tác với Tạp chí Ngày nay thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO tại Việt Nam. Với mạng lưới truyền thông mạnh mẽ của Tạp chí, dự án có thể huy động các phương tiện truyền thông hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và tang cường hình ảnh của dự án.

UNESCO cũng mong rằng có thể thu hút sự tham gia của người nổi tiếng, bao gồm những người truyền cảm hứng là người dân tộc thiểu số, trong suốt dự án nhằm giúp tăng độ bao phủ của truyền thông cũng như mang lại hy vọng và sự tự tin trong các nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ về dự án "Chúng tôi có thể" giai đoạn 2 ảnh 5

Tọa đàm "Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" do UNESCO và Tạp chí Ngày Nay phối hợp tổ chức năm 2022.

PV: UNESCO cần các nguồn lực, sáng kiến và nỗ lực nào từ chính phủ, các bộ, ngành và các tổ chức địa phương để đạt được và phát huy kết quả của dự án trong giai đoạn II?

Ông Christian Manhart: Chúng tôi rất trân trọng khi có Bộ GD&ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là các đối tác chính phủ quan trọng trong giai đoạn II của dự án. Họ đóng vai trò hỗ trợ thực hiện và duy trì dự án. Bộ GD&ĐT là đối tác chính trong việc nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về tư vấn học đường có nhạy cảm giới và định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các sự kiện truyền thông và nâng cao nhận thức trong trường học. Đoàn thanh niên đóng vai trò chính trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng sự tự tin, kỹ năng truyền thông trong học sinh, thanh niên và tiếp cận cộng đồng. Sự cam kết của các phòng đào tạo và các trường tham gia cũng đóng vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công các hoạt động khác nhau.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cảm ơn Tạp chí Ngày nay đã cam kết bảo trợ truyền thông cho dự án. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tập đoàn CJ đã hỗ trợ tài chính - kỹ thuật cho dự án trong giai đoạn I, và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ trong suốt giai đoạn II.

PV: Xin cám ơn ông về những chia sẻ. Chúc Dự án giai đoạn II thành công tốt đẹp.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.