32 tác phẩm dưới đây với điểm số cao về mặt kỹ thuật, nội dung và câu chuyện chính là những mảnh ghép độc đáo và giá trị góp vào bức tranh chung của một Hà Nội vốn đa dạng và bao trùm.
8. Tác phẩm "Nụ cười" - Phạm Tuấn Đức
“Hà nội hướng nào cũng sống.
Thấm thoát, cũng gần một năm đại dịch xảy đến. Những con người lương thiện hăng say cày kéo thâm niên một chỗ giờ đây đúng là muôn ngả rồi. Họ phải sống, họ phải tiếp tục làm, cho dù chuyển cả ngành nhưng là làm với sự đời khác rồi, ánh mắt cũng khác. Dám chắc trong lòng họ còn có chốn cũ.
Một câu chuyện đáng thương bi đát đậm thấm tình yêu này đơn giản chỉ là một con người yêu đất kinh kỳ, yêu Thủ đô ngàn năm văn hiến, văn chương, văn thơ, văn vở, mới mất đi trong lòng nhiều tí nên thốt ra kêu ca vậy thôi.
Nhìn lại ngẫm lại, ta đúng là kẻ “gục đầu vào dĩ vãng”.”
9. Tác phẩm "gánh rau củ" - Trần Quỳnh Trang
“Hơn 1000 năm, lịch sử trôi qua, những gánh hàng rong ở lại. Dù ở Thủ đô tấp nập, xô bồ, không khó để ta bắt gặp những thùng, xe hàng được các bác, các cô chú gánh rong ruổi trên đường phố. Sáng sớm, Hà Nội nghi ngút khói với những gánh bún, gánh phở góc ngã tư Hàng Chiếu. Đi dọc các con đường nhỏ ta bắt gặp những xe hoa quả, rau củ đầy ắp với màu sắc sặc sỡ. Xung quanh cổng trường, các bác đẩy xe đi bán chong chóng, tò he, sáo gỗ cười tươi như nắng. Chiều về, dọc Thụy Khuê - Tây Hồ, các cô bán hoa rực rỡ như thay áo cả cung đường. Hà Nội là vậy. Hà Nội là những thức quà nhỏ được gánh trên vai của những con người phi thường.”
10. Tác phẩm "Lặng" - Hà Anh Tuấn
“Những ngày đầu khi mới đặt chân tới Hà Nội tôi háo hức vô cùng bởi tôi sắp được bắt đầu cuộc sống tự lập ở một thành phố lớn, một thành phố mà tôi đã từng mơ ước. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy ngột ngạt vì nhịp sống ở đây nhanh quá. Mọi thứ ở Hà Nội đối lập hoàn toàn với thành phố mà tôi từng sống. Và rồi tôi tự hỏi: “Hà Nội trong tôi là gì nhỉ?” Hà Nội trong tôi là một thành phố chật chội, đông đúc, lúc nào cũng vội vã và hối hả bởi nhịp sống bon chen. Nhưng đó chỉ là quá khứ thôi, sau vài lần dạo quanh trên các con phố cổ ở Hà Nội, cảm nhận về Hà Nội trong tôi đã khác. Giờ đây Hà Nội trong tôi là một thành phố “lặng lẽ” trong “tất bật”. Để có thể cảm nhận được sự “lặng lẽ” ấy ta cũng cần “Lặng” theo. “Lặng” lại giúp ta cảm nhận được những khoảnh khắc tưởng như rất đỗi bình thường nhưng lại vô cùng đặc biệt. Những khoảnh khắc yên bình, dịu dàng giữa nhịp sống tất bật.”
11. Tác phẩm: "Thuốc Lào và những câu chuyện" - Phan Hồng Hải
“Theo phong tục Việt Nam, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu như một lời chào, thể hiện lòng hiếu khách và sự tôn kính, rất phổ biến trong các lễ cưới, lễ gia tiên, lễ mừng thọ. Nhưng sẽ là sự thiếu sót nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Phần đông phụ nữ ăn trầu, còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát… để cho tiện dụng khi xa nhà thì hút bằng điếu cày.
Cái văn hóa hút thuốc lào chính là “khúc dạo đầu” cho cuộc hội ngộ, tương phùng, có thể coi là nét văn hóa của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. đi đến bất kỳ quán xá nào ở Hà Nội chúng ta đều có thể bắt gặp được "Điếu cày, Thuốc Lào". Dù là những quán nước ven đường hay là những khách sạn cao cấp tại Hà Nội. Trước kia hầu như nhà nào cũng có người hút thuốc lào, khi đã hút thuốc lào thì chắc chắn sẽ say, say rồi thì mê mẩn.... từ đó chúng ta có thể mở lòng hơn với những câu chuyện thường ngày hay cả những câu chuyện khó nói ở trong lòng. Từ đó tác phẩm "Thuốc lào và những câu chuyện" đã ra đời. Tác Phẩm ghi lại hình ảnh 2 người đàn ông chạy grab đang ngồi trò chuyện với nhau trong lúc đợi khách giữa nửa đêm và bên cạnh họ là chiếc "Điếu Cày".”
12. Tác phẩm "Tự lập" - Trần Thị Xuân Ngọc
“Từ bé, tớ ao ước được học tập ở một đất nước xa lạ và theo đuổi những gì mình yêu thích. Tớ như bao bạn trẻ khác, khao khát được tự lập vùng vẫy giữa biển lớn. Ước mơ ấy nhen nhóm trong tớ theo năm tháng, thúc giục tớ rời Hà Nội. Rời một cuộc sống gần gũi với những người mình thương yêu, tớ xô mình vào rào cản ngôn ngữ, một văn hoá lạ lẫm với những gương mặt xa lạ. Tớ hạnh phúc vì đã chạm được đến ước mơ sống tự lập xa xỉ, được “đơn độc” chèo lái mà sống theo ý mình. Nhưng vẫn còn những ngày, trong tớ thao thức về Hà Nội, những ngày tớ để sự đơn độc tớ vốn tìm kiếm bấy lâu, thành nỗi sợ mà tớ không muốn đối mặt. Tớ sợ mình sẽ đưa chính mình đi sai hướng. Mỗi lần nghe tin bạn bè về Việt Nam, tớ cũng “thèm”. Thèm được ở gần người thân, thèm cái bụi bặm mà tớ vốn không ưa... Những cái thèm thuồng ấy vốn là nỗi nhớ nhà buồn bã, nhưng cũng đã sớm trở thành một sự động viên với sinh viên xa nhà như tớ. Sớm thôi, tớ sẽ về nhà, sẽ lại hoà mình vào dòng người đông đúc, sẽ gặp lại người thân, sẽ lại được ở nhà, được ở Hà Nội. Con đường tự lập không hề dễ đi, nhưng tớ mong các bạn sinh viên phải xa nhà sẽ luôn có động lực để tiếp tục hành trình của mình. Những khó khăn ấy sẽ gây dựng nên một bạn trưởng thành hơn, và sớm thôi, chúng mình sẽ lại được về nhà.”
13. Tác phẩm "Bình thường mới" - Đỗ Minh Quân
“Bức ảnh trên được chụp vào thời điểm tháng 3/2022 khi Hà Nội bước vào giai đoạn bình thường mới mọi người đổ ra đường để giải trí, sau hơn hai năm bị hạn chế đi lại, cách ly,... Vì đại dịch COVID-19. khoảnh khắc chàng thanh niên đang hiên ngang chạy thể dục hướng mắt về phía mặt trời như hướng tới một ngày mai tươi sáng bỏ lại đằng sau là đại dịch ảm đạm...”
14. Tác phẩm "Nhịp sống" - Nguyễn Thế Truyền
“Một ngày làm việc của người lao động khuân vác đồ tại chợ Đồng Xuân.”
(Còn tiếp)