Phía sau phận 'bạc' của nhà vô địch thế giới

[Ngày Nay] - Nhà vô địch thế giới đá cầu Trần Huyền Trang vừa ra đi mãi mãi sau 4 năm chiến đấu kiên cường  với căn bệnh ung thư quái ác, để lại niềm tin yêu cuộc sống vô hạn, cùng một mẫu hình đam mê thể thao và ý chí vượt khó phi thường.  Trường hợp của Trang cũng còn cho thấy cái sự “bạc” của thể thao, cả về điều kiện đảm bảo trong lúc tập luyện thi đấu lẫn đãi ngộ sau khi giải nghệ, ví như nỗi đau về chiếc thẻ bảo hiểm y tế. 
Phía sau phận 'bạc' của nhà vô địch thế giới

4 năm chiến đấu và chiến thắng ung thư  

Người phụ nữ khốn khổ  vừa giã từ cuộc sống ở tuổi 33 sau 4 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, từng có những tháng ngày tuyệt đẹp trong niềm đam mê và sự thăng hoa với nghiệp đá cầu. Trong bộ sưu tập thành tích “khủng” đủ loại của Huyền Trang nổi bật là 1 tấm HCV SEA Games và 1 HCV thế giới. Vì nhiều lý do khác nhau nên sau khi giã từ thảm đấu, gương mặt xinh tươi nhất làng đá cầu phải chia tay thể thao trong sự nuối tiếc. Trang lập gia đình, cùng chồng xây dựng nên một tổ ấm với cuộc sống tuy còn nhiều vất vả song nhiều niềm vui, đặc biệt khi hai “cục cưng” khỏe đẹp ra đời.

Những đau khổ, bất hạnh đến cùng cực đã liên tiếp giáng xuống đầu Trang như một cơn ác mộng kéo dài. Vợ chồng chị chia tay, Trang đưa đứa con nhỏ về sống cùng bố mẹ đẻ. Bốn năm trước, thấy sức khỏe có vấn đề, chị đi kiểm tra rồi phát hiện khối u ở vú. Càng đen đủi hơn do những khác biệt trong chẩn đoán, nên lúc có được bản kết luận chính xác nhà cựu vô địch thế giới mới 30 tuổi mắc ung thư vú đã bị, di căn tới tận xương. Một hành trình chiến đấu với tật bệnh để kéo dài sự sống của Trang bắt đầu, trong tình trạng không có một đồng. Bố mẹ và người thân sau khi đã dốc hết những khoản tích lũy ít ỏi đã phải vay mượn khắp nơi lấy tiền điều trị cho Trang. Cực chẳng đã, Trang cũng đã phải gửi đứa con nhỏ cho người chồng cũ nuôi hộ.   Đến giờ dù đã nhận được sự hỗ trợ, chung sức của nhiều tổ chức, cá nhân song  tổng số chi phí đã lên tới cả nửa tỷ đồng. Gia đình chị thậm chí đã bán tất cả những gì có thể, để duy trì hi vọng cho con.

Phía sau phận 'bạc' của nhà vô địch thế giới ảnh 1

Cũng trong hơn nghìn ngày ấy,  bất chấp những nỗi đau thể xác dày vò, Huyền Trang vẫn luôn mạnh mẽ chiến đấu với sự lạc quan, niềm tin và tình yêu đời mãnh liệt.  Ít ai biết, Trang vẫn theo dõi, cổ vũ cho đội U.23 hay ra bờ hồ xem đá cầu….  Trang đã đứng giữa làn ranh giới giữa sinh-tử nhưng cô vẫn vượt qua nó như một kỳ tích. Và cuộc chiến đấu tới cùng với bệnh tật, vượt lên số phận của Trang  đã vừa ngừng lại.

Chiếc thẻ bảo hiểm của VĐV

Đúng như lời của Trang bệnh tật hiểm nghèo mà chị phải gánh chịu là sự bất công của số phận mà chỉ biết trách ông Trời. Dù vậy qua trường hợp cụ thể thường tình của chị lại thấy rõ một nghịch cảnh khá điển hình, gắn với cái mà người ta vẫn nói là cái sự “bạc” của nghiệp thể thao.

Tập luyện, thi đấu đá cầu từ năm 14 tuổi, giành hàng loạt chiến tích sáng giá, song khi giải nghệ, Trang trở về với 2 bàn tay trắng. Trong suốt 10 năm gắn bó, Trang chỉ là VĐV hợp đồng ngắn hạn của ngành thể thao Hà Nội, với mức thu nhập chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng và không hề có bảo hiểm y tế. Trang đã phải làm lại từ đầu, với những thiếu hụt mang tính đặc thù của dân thể thao, để có thể tìm kiếm một công việc mới ổn định lâu dài. Thậm chí, thời điểm lấy chồng, chị đang giống như một lao động tự do, hay chính xác hơn là người thất nghiệp.

Phía sau phận 'bạc' của nhà vô địch thế giới ảnh 2

Rõ ràng Trang không thể tránh được mệnh song tình cảnh sẽ hoàn toàn khác nếu như đang là một người trong khung, chẳng hạn là HLV hay cán bộ nhân viên của ngành thể thao, có bảo hiểm y tế. Khi đó, chị sẽ được nhà nước đảm bảo một cách cơ bản kinh phí điều trị, chưa kể còn có những hình thức san sẻ, hỗ trợ cần thiết khác cả về tinh thần, vật chất từ ngành thể thao.

Chiếc thẻ bảo hiểm y tế nói riêng hay chế độ đãi ngộ nói chung là  câu chuyện không chỉ của Trang, mà là một nghịch cảnh kéo dài của TTVN.  Nhức nối nhất như việc bảo hiểm y yế, ngay cả với  các tuyển thủ quốc gia đang tập huấn, thi đấu, mức chi trả cao nhất, bất kể chấn thương có nặng đến đâu, kể cả đang làm nhiệm vụ trên các đấu trường quốc tế, cũng không vượt quá 50 triệu đồng. Do số lượng tuyển thủ tập huấn hàng năm quá đông lên tới cả 1.000 người, lại không được mua riêng nên ngành thể thao cố gắng lắm cũng chỉ cân đối từ nguồn ngân sách sự nghiệp thường xuyên, trích ra vài chục triệu mua bảo hiểm “loại vừa vừa nhất”.

Thế nên, nếu tuyển thủ lỡ chấn thương nặng, phải điều trị dài ngày với mức phí tổn lớn, nhất là phải ra nước ngoài phẫu thuật, điều trị thì thực sự là một thảm họa. Bởi khi ấy, hoặc họ phải trông chờ vào ngành thể thao xoay sở cấp thêm, lòng hảo tâm của các nhà tài trợ, hoặc gia đình tiền ra bù vào. Không ít tuyển thủ tên tuổi và gia đình đã mất cả số tiền chắt bóp nhiều năm từ tiền công, tiền thưởng rồi thậm chí rơi vào cảnh nợ nần để có tiền chữa trị chấn phải bỏ thương. Và nếu họ kết thúc tập luyện thi đấu, không còn tiếp tục gắn bó với thể thao, hay nói chính xác hơn, buộc phải tìm con đường mới như Huyền Trang, coi như “tay trắng” hoàn toàn.

Hiện tại ngoài  dinh dưỡng, tiền công và tiền thưởng, các chế độ khác đối với VĐV cũng được thực hiện giống như người lao động những ngành nghề khác. Trong trường hợp không may bị chấn thương nặng phải giải nghệ sớm, VĐV chỉ được hưởng mức trợ cấp thương tật hàng tháng theo quy định.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.