Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng

COVID-19 đã và đang gây ra nhiều tổn thương cho phụ nữ và trẻ em gái - những người đang phải đối mặt với sự gia tăng báo động về bạo lực gia đình. Nói đúng hơn, ở nhà chống dịch COVID-19 là cơ hội “sống chậm” với nhiều gia đình hạnh phúc nhưng cũng có thể là địa ngục đối với những ai phải chịu cảnh bạo lực gia đình.

____________

Cùng với UN Women, các đối tác của Liên hợp quốc đang nỗ lực chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hãy lắng nghe những chia sẻ thẳng thắn từ các nữ lãnh đạo trong các chương trình của Liên hợp quốc từ Kosovo đến Kenya về những gì cần làm để ngăn chặn bạo lực gia đình.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 1

Dina Smailova - một nữ lãnh đạo giỏi giang ở Kazakhstan nổi tiếng vì sự kiên định bênh vực công lý cho những người sống sót sau bạo lực tình dục. Cô đang lãnh đạo phong trào NeMolchi (Đừng giữ im lặng) - đối thoại công khai về bạo lực tình dục và đang nỗ lực đưa ra các bằng chứng hỗ trợ pháp lý miễn phí cho những người đứng dậy sau bạo lực tình dục.

“Những phụ nữ đứng dậy và kiên cường sau bạo lực gia đình rất khó và gần như không thể báo cảnh sát vì họ bị cô lập trong các gia đình lớn, có bố mẹ chồng và nhiều thế hệ khác sống trong một gia đình đông đúc. Hơn nữa, tất cả những phụ nữ ở đây đều tự hiểu, cảnh sát sẽ chỉ bắt giữ chồng mình - kẻ bạo hành trong ba tiếng đồng hồ mà thôi” - Dina Smailova nói.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 2

Có một thực tế là bạo lực gia đình không được đưa vào tội hình sự ở Kazakhstan. Điều này đang làm tổn thương rất nhiều phụ nữ trong cuộc khủng hoảng COVID-19 vừa qua. “Chỉ cần đưa ra ví dụ, bạo lực gia đình sẽ trở thành tội hình sự với mức án cao có tính răn đe mạnh, công cuộc chống bạo lực của chúng tôi sẽ có sự khác biệt rất lớn so với hiện tại”, Smailova khẳng định.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 3

Norberta V. Soares da Cruz, Giám đốc tạm thời của Mạng lưới Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng Timor-Leste (CBRNTL), một tổ chức có trụ sở tại Dili, hoạt động với tinh thần hỗ trợ sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ khác cho người khuyết tật.

Norberta cũng là tình nguyện viên của Nhóm Tham khảo xã hội dân sự Quốc gia do Liên minh Châu Âu tài trợ Sáng kiến Spotlight ở Timor-Leste. “Là một phụ nữ khuyết tật và thông qua công việc của mình, tôi thấy khó khăn lớn nhất của người khuyết tật, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 là tiếp cận thông tin và đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Những người gặp khó khăn nhất định phải dựa vào người chăm sóc hoặc các thành viên trong gia đình lại càng khó khăn hơn. Phần lớn những người mà chúng tôi phỏng vấn tiết lộ rằng, họ đã từng bị gia đình và cộng đồng phân biệt đối xử, thậm chí bạo hành gia đình.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 4

“Chúng ta cần phải đưa thêm tếng nói của người khuyết tật vào các cuộc thảo luận trong cộng đồng và Chính phủ. Tiếng nói của người khuyết tật chịu bạo hành vô cùng quan trọng. Khi cùng lên tiếng, tất cả mới có thể vượt qua khó khăn", Norberta chia sẻ.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 5

Vjosa Osmani là nữ Chủ tịch Hội đồng đầu tiên ở Kosovo. Cô được ca ngợi vì khả năng lãnh đạo nổi bật trong cuộc khủng hoảng COVID-19 ở quốc gia này.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 6

“Các nhà lãnh đạo nữ trên khắp thế giới đã và đang chứng minh khả năng quản lý tài tình trong đại dịch. Khi phụ nữ tham gia vào các nhóm chính trị cấp cao và cấp nhà nước, họ sẽ đóng góp vào các chính sách cân bằng hơn, nhạy cảm hơn về giới, họ quan tâm đến môi trường theo cách tinh tế của phụ nữ và hướng tới tương lai bền vững. Chỉ thông qua cách tiếp cận hoạch định chính sách từ trên xuống, chúng ta mới có cơ hội đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững” - Osmani khẳng khái nói trước UN Women khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao quyền cho phụ nữ lãnh đạo, đặc biệt là trong mùa đại dịch COVID-19 diễn ra suốt từ tháng 6/2020 đến nay.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 7

“Tôi luôn mơ ước được tìm hiểu về máy ảnh, bởi vì từ nhỏ tôi đã xem phim nhưng không biết đằng sau máy quay là gì. Tôi luôn tò mò muốn biết ai là người đứng sau máy quay và họ đã làm gì để tạo ra những hình ảnh đó ” - Oumou cầm máy ảnh lên và đi dạo phố.

Oumou (18 tuổi) luôn dẫn dắt các cuộc thảo luận nhóm với thanh thiếu niên trong cộng đồng của mình bằng những câu chuyện nhỏ. Khi một thanh niên trong nhóm cảnh báo phụ nữ nên ăn mặc lịch sự để không kích động bạo lực tình dục, Oumou vẫn kiên quyết nói: “Bất kể phụ nữ đang mặc gì, bạn không có quyền cưỡng hiếp cô ấy”.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 8

UNICEF thấy rằng, ngay cả trước khi bị phong tỏa do đại dịch COVID-19, những định kiến giới từ lâu đã kìm hãm nhiều trẻ em gái, hạn chế triển vọng tương lai của họ. Oumou Kalsoum Diop thường sử dụng máy ảnh để giúp phụ nữ và trẻ em gái lên tiếng chống lại quấy rối tình dục và các vấn đề khác mà họ phải đối mặt.

Oumou mơ ước trở thành nhà làm phim và bây giờ là một sinh viên của Summer Pencc, cô có cơ hội giới thiệu những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của trẻ em gái trên khắp thế giới.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 9

Sarah Nyajuok Guk (24 tuổi) là người tị nạn Nam Sudan sống tại trại Kakuma ở Kenya. Cô làm việc cho đối tác của UNHCR, Hội đồng Người tị nạn Đan Mạch với tư cách là cố vấn về bạo lực giới tính.

Khi COVID-19 bùng phát, nhu cầu về không gian và dịch vụ an toàn cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình càng trở nên cấp thiết hơn.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 10

“Trở lại Nam Sudan, vì nền văn hóa mà những người quản lý chúng tôi luôn bị coi thường. Bởi vậy, tôi hợp tác với bất kỳ tổ chức nào ủng hộ quyền phụ nữ và nghe thấy tiếng nói của họ.

Vấn đề bạo lực gia đình trở nên tồi tệ hơn nhiều trong thời gian phong tỏa vì COVID-19. Nhiều người nói với chúng tôi rằng tình trạng của họ đang vô cùng nguy hiểm, rằng họ không an toàn vì những kẻ bạo hành luôn ở rất gần. Chúng tôi đang tiếp nhận những trường hợp cưỡng bức hôn nhân khi mà nhiều trường học bị đóng cửa,các bậc cha mẹ không muốn con gái ở nhà. Nhiều cô bé đang bị buộc phải trở về quê hương để kết hôn. Tôi nghĩ cần có nhiều sự giúp đỡ hơn nữa cho những người sống sót sau bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, chẳng hạn như các trung tâm dành cho phụ nữ, các nhà lánh nạn…”, Sarah nói.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 11

Yousra là một diễn viên kiêm ca sĩ người Ai Cập. Cô cũng là Đại sứ thiện chí của UNAIDS khu vực Trung Đông và Bắc Phi từ năm 2016.

Trong vai trò của mình, cô luôn nỗ lực thúc đẩy ứng phó với đại dịch AIDS trong khu vực, nơi một số quốc gia thiếu các dịch vụ thiết yếu cho những người sống sót sau bạo lực gia đình, đặc biệt là các vùng nông thôn.

Không phải lúc nào những dịch vụ thiết yếu cũng đến được với những người cần chúng; cảnh sát và hệ thống tư pháp thường không ưu tiên về vấn đề bạo lực giới.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 12

“COVID-19 đã cho chúng ta thấy rằng sự đoàn kết toàn cầu là có thể, rằng chúng ta có thể cùng nhau chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự kỳ thị và bạo lực. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một tội ác vi phạm nhân quyền. Nhiều phụ nữ bị thiệt thòi, bao gồm cả phụ nữ nhiễm HIV, bị bạo lực không thể trình báo hoặc yêu cầu sự giúp đỡ. Tất cả chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ bất kỳ ai có nguy cơ bị bạo lực gia đình, bạo lực giới, kể cả phụ nữ nhiễm HIV/AIDs”, Yousra cho hay.

UNAIDS đang nỗ lực ngăn chặn bạo lực giới, hỗ trợ những người vực dậy sau bạo lực và nâng cao nhận thức về những rủi ro mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt trong công cuộc chống bạo lực giới.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 13

Maryna Saprykina là Trưởng ban của CSR Ukraine - chuyên hoạt động vì quyền bình đẳng giới ở Ukraine .

Cô cho biết: “CSR Ukraine hoạt động để đạt được bình đẳng giới ở Ukraine bằng cách tăng số lượng trẻ em gái trong các nghề STEM, thu hút các doanh nghiệp tham gia vào các vấn đề bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực gia đình... Công việc của chúng tôi là cực kỳ quan trọng khi việc phong tỏa và cách ly ảnh hưởng đến phúc lợi của phụ nữ”.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 14

Để thay đổi tình hình, chúng ta cần nhiều quan hệ đối tác hơn - kết nối các doanh nghiệp, các cơ quan công quyền với các tổ chức phi chính phủ cũng như kết nối giữa các quốc gia với nhau để bình đẳng giới trở thành một chuẩn mực mới trong cuộc sống. Hiện tại, UNFPA đang làm việc với các đối tác như CSR để tiếp tục các chương trình vận động và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh tình trạng bạo lực còn đầy rẫy như hiện nay.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 15

"Một trong những điều đầu tiên mà một phụ nữ phải di cư bất thường là khả năng tiếp cận với hệ thống vệ sinh, chẳng hạn như nước sạch, vòi sen hay đơn giản là đồ vệ sinh cá nhân rất khó khăn. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe trong đại dịch COVID-19 ập đến. Các vật phẩm thiết yếu như băng vệ sinh, khăn cá nhân… là những yếu tố quan trọng đối với phụ nữ nhập cư trong điều kiện khắc nghiệt và để đảm bảo họ có thể tự chăm sóc bản thân. Việc di cư cũng có thể gây tổn thương cho nhiều phụ nữ. Tôi từng chứng kiến cảnh một cô gái ở biên giới, trong một lần di cư, cô ấy không ra khỏi giường. Điều đó khiến tôi nghĩ cô ấy là người khuyết tật. Sau đó tôi mới biết cô gái có kinh. Cô không thể đứng dậy vì không có khăn vệ sinh, không có băng vệ sinh và cô đang ngồi trên chiếc túi nilon đặt phía dưới”, Dildar Salamanca - một thành viên của nhóm nhân đạo của UNFPA ở Colombia chia sẻ.

Trong 5 năm qua, Salamanca đã hoạt động năng nổ ở các địa phương dọc theo biên giới giữa Colombia và Venezuala, nơi UNFPA chuyên cung cấp và hỗ trợ đồ dùng cá nhân cho người di cư, trao quyền cho phụ nữ nhập cư cũng như bảo vệ quyền và phẩm giá của họ.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 16

Lò Kim Thủy là một nhà hoạt động trẻ vì người chuyển giới đến từ Việt Nam. Cô ước mơ tổ chức một cuộc diễu hành đầy tự hào trong cộng đồng của mình.

“Mọi người đều phủ nhận giới tính của tôi cũng như sự tồn tại của tôi. Tôi nhớ rõ mọi thứ. Đó là vào Ngày Quốc tế Phụ nữ, người quản lý tiếc nuối rút ra tờ 50.000 đồng đưa cho tôi trong khi những đồng nghiệp nữ khác trong công ty được nhận 500.000 đồng. Đó là khi tôi phải làm việc chung phòng và ở chung với 12 người đàn ông xa lạ. Đó là khi tôi bị chạm vào người mà không biết tôi là trai hay gái.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 17

Mọi người càng kì thị, tôi càng muốn được khẳng định bản thân. Mặc dù hàng ngày tôi vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị và bạo lực, nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của những người chuyển giới như mình”, Thủy nhấn mạnh.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 18

“Trong thời kỳ đại dịch, việc kết hôn ở trẻ em gia tăng ở Cộng hòa Dominica. Tôi đã thấy những cô gái bằng tuổi mình kết hôn với những người đàn ông lớn gấp đôi, gấp ba tuổi họ. Trong hầu hết các trường hợp, đây là cách để thoát khỏi sự ngược đãi của gia đình và thoát khỏi đói nghèo. Các cô gái cho rằng nếu họ từ chối kết hôn hoặc nếu họ rời bỏ người đàn ông họ kết hôn, cuộc sống của họ sẽ trở nên tồi tệ hơn”- Samanta Carreras Martinez nói.

Samanta Carreras Martinez là một nữ vận động viên đến từ Monte Plata, Cộng hòa Dominica. Cô đã tham gia các hội thảo trên mạng với UN Women về việc thu hút trẻ em gái tham gia vào bình đẳng giới và trò chuyện từ Trái tim đến Trái tim với Giám đốc Điều hành UN Women về Ngày Quốc tế của Trẻ em gái 2020.

Chúng ta không lạ gì hậu quả của hình thức bạo lực này: trẻ vị thành niên mang thai, trẻ em gái phải nghỉ học. Chúng ta cần một bộ luật cấm trẻ em kết hôn và các bản án nghiêm khắc đối với những người vi phạm luật, cũng như hỗ trợ các trẻ em gái từ các cơ sở và chương trình giáo dục. Nếu không, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn vòng xoáy bạo lực và nghèo đói mà các em bé gái đang mắc kẹt trong đó” - Samanta Carreras Martinez khẳng định.

Phụ nữ khắp thế giới lên tiếng ảnh 19

Bài: Phương Ly

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.