Qua bờ Thiện - Ác

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nếu không phải ruột thịt, thì đến lúc này nhiều người sẽ lẩn tránh câu chuyện của Nhật Linh, bởi vì thật đau lòng khi phải nhìn đôi mắt đen láy hồn nhiên của bé, vĩnh viễn không lớn nữa ở tuổi lên 9.
Bị cáo Yasumasa Shibuya (trái) bị tuyên án tù chung thân. Ảnh: AFP/TTXVN
Bị cáo Yasumasa Shibuya (trái) bị tuyên án tù chung thân. Ảnh: AFP/TTXVN

Cuối cùng thì Tòa án Cấp cao Tokyo (Nhật Bản) đã bác đơn kháng cáo của bị cáo Yasumasa Shibuya, kẻ đã sát hại bé gái Lê Thị Nhật Linh, và quyết định giữ nguyên bản án chung thân dành cho y. Đây là một phán quyết không hài lòng cả bên nguyên và bên bị. Bởi Yasumasa Shibuya nộp đơn kháng cáo chối tội, còn gia đình bé Lê Thị Nhật Linh thì mong muốn kẻ thủ ác phải chịu khung trừng phạt cao nhất: Tử hình.

Bị cáo Shibuya, 49 tuổi, bị bắt năm 2017 vì bị tình nghi sát hại bé Lê Thị Nhật Linh. Cô bé 9 tuổi, mất tích ngày 24/3/2017, trên đường đến trường tiểu học Mutsumi Daini ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba. Cơ quan chức năng tìm thấy thi thể em 2 ngày sau tại mương nước cách nhà 10 km, bị cưỡng bức và giết hại dã man. Tại phiên tòa phúc thẩm lần một vào ngày 6/7/2018, Chánh án Tòa án tỉnh Chiba đã tuyên án tù chung thân đối với bị cáo Shibuya vì tội sát hại bé Nhật Linh. Cơ sở cho phán quyết này là ADN của bị cáo được tìm thấy trên xác của nạn nhân và vết máu tìm thấy trên xe ô tô của kẻ thủ ác có chứa ADN của nạn nhân.

Những ngày tháng sau đó, câu chuyện đau đớn của Nhật Linh trở thành làn sóng phẫn nộ của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, cũng như ở quê nhà. Anh Lê Anh Hào và chị Nguyễn Thị Nguyên – bố mẹ của Nhật Linh – trong 2 năm trời đã vận động được 1,3 triệu chữ ký văn bản và 36.000 chữ ký điện tử yêu cầu tử hình đối tượng Yasumasa Shibuya. Hình ảnh người bố ấy cầm ảnh con gái đã mất đứng cúi đầu trên sân ga nhẫn nại xin từng chữ ký người qua lại, khiến bất kỳ ai cũng phải ứa nước mắt.

Trên mạng xã hội, một cuộc tranh luận lớn đã nổ ra. Giữa một bên là những người ủng hộ án tử hình Yasumasa Shibuya, và một bên là những người phản đối việc kêu gọi lấy mạng đổi mạng. Bên nào cũng có lập luận của mình, và cuộc tranh cãi đã vượt rất xa khỏi lý do khởi xướng, đó là sự lo ngại một bản án tù chung thân vô thời hạn sẽ giúp Yasumasa Shibuya có thể được xét giảm án sau 10 năm – theo luật pháp Nhật Bản.

Bản án phúc thẩm lần cuối này của Tòa Cấp cao Tokyo có thể khép lại vụ án Yasumasa Shibuya về mặt pháp lý, và công chúng. Sự quan tâm của báo giới cũng như công chúng (ở đây xin đánh giá qua mạng xã hội), đã nhạt dần đi sau mỗi phiên xử (hoãn đi hoãn lại nhiều lần). 2017-2018-2019, những phiên tòa mở ra, hoãn, phán quyết, rồi xử lại. Kẻ thủ ác Yasumasa Shibuya chưa một lần nhận tội, chưa bao giờ có một cái cúi đầu xin lỗi, một mảy may ăn năn. Và anh Hào, chị Nguyên, vẫn cầm bức ảnh Nhật Linh trước ngực, trả lời mọi ống kính camera rằng họ sẽ không dừng lại, cho đến khi Yasumasa phải bị loại bỏ khỏi cuộc sống này.

Qua bờ Thiện - Ác ảnh 1
Bị cáo Yasumasa Shibuya không nhận tội bất chấp các bằng chứng rõ ràng

Lại đã là tháng 3, một sự tình cờ nào đó khiến phán quyết cuối cùng của tòa lại đúng vào tháng mà cách đây 4 năm Lê Thị Nhật Linh lâm nạn. Hôm ấy, cô bé chào bố mẹ đến trường, mà không biết đó là lần cuối.

Có những chuyện đau lòng như thế, một bản án tưởng như đã rõ trắng đen mà rốt cuộc không thể nào an ủi. Nếu không phải ruột thịt, thì đến lúc này nhiều người sẽ lẩn tránh câu chuyện của Nhật Linh, bởi vì thật đau lòng khi phải nhìn đôi mắt đen láy hồn nhiên của bé, vĩnh viễn không lớn nữa ở tuổi lên 9. Mà cuộc sống của người bố người mẹ ở lại, có lẽ cũng vĩnh viễn chết đi một phần từ cái ngày hôm ấy.

Cái ác vẫn luôn lẩn khuất đâu đó, chờ chực bung ra và cắn xé con người. Cuối cùng thì chúng ta sẽ sống tiếp thế nào sau những đau đớn và căm thù? Đó có thể mới là câu hỏi.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.