Quy tắc đặt biệt danh cho vũ khí Nga

(Ngày Nay) - Nga duy trì quy tắc đặt biệt danh khí tài có từ thời Liên Xô, nổi bật như lấy tên các dòng sông lớn cho vũ khí phòng không.
    Pháo phản lực BM-30 có biệt danh "Lốc xoáy". Ảnh: Sputnik.
    Pháo phản lực BM-30 có biệt danh "Lốc xoáy". Ảnh: Sputnik.
    Mọi loại vũ khí của Nga và Liên Xô, từ súng bộ binh đến xe tăng và máy bay, đều có tên gọi chính thức bằng ký tự chữ cái và chữ số. Tuy nhiên, chính những biệt danh do nhà sản xuất hoặc đơn vị quân đội đặt ra mới là yếu tố làm người ta nhớ đến chúng, thay vì những định danh kỹ thuật khô khan, theo Sputnik.
    Nga và Liên Xô thường đặt biệt danh cho vũ khí dựa trên những loài động thực vật và hiện tượng thiên nhiên. Điển hình là pháo và cối được lấy theo tên các loài hoa, bao gồm tổ hợp pháo cối 2B9 Vasilek (Bồ công anh), 2S1 Gvozdika (Cẩm chướng), 2S3 Akatsiya (Keo châu Phi), 2S4 Tyulpan (Tulip) và 2S7 Pion (Mẫu đơn).
    Trong khi đó, các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt lại lấy theo tên các hiện tượng thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp, như BM-21 "Grad" (Mưa đá), BM-27 "Uragan" (Bão nhiệt đới), BM-30 "Smerch" (Lốc xoáy) và 9A52-4 Tornado (Giông bão). Vũ khí phòng không thường mang biệt danh là tên các dòng sông lớn tại Liên Xô và Nga, bao gồm ZSU-23-4 "Shilka", 2K22 "Tunguska", S-75 "Dvina", S-125 Neva/Pechora và S-200 "Angara".
    Ngoài việc lấy biệt danh dựa trên hiện tượng thiên nhiên và tên các loài động thực vật, nhiều vũ khí Liên Xô được đặt tên dựa theo đặc điểm chiến đấu. Tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-36M2 mang biệt danh Voevoda (Thần chiến tranh), trong khi NATO lại gọi nó là Satan (Vua quỷ). Cái tên này xuất hiện dựa trên khả năng tàn phá khủng khiếp của R-36M2, vốn mang được 10 đầu đạn riêng rẽ với tổng sức nổ tương đương 670 quả bom ném xuống thành phố Hiroshima.
    "Nhiều loại đạn dược có biệt danh mang tính văn thơ như đạn phản lực 122 mm 9M22K có biệt danh Ukrasheniye (Đồ trang trí), còn đạn hóa học MS-24 cỡ 240 mm lại được gọi là Laska (Chim sẻ)", chuyên gia quân sự Andrey Kots cho biết.
    Trong khi đó, định danh NATO dành cho vũ khí Nga lại khiến chính người Nga thấy khó hiểu. Nổi bật như oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 được Moscow gọi là "Thiên nga trắng", còn NATO lại gọi nó là "Blackjack", một trò chơi bài. Tuy nhiên, quy tắc định danh khí tài Liên Xô và Nga do NATO đặt ra lại rất đơn giản, nhằm giúp binh sĩ phương Tây dễ dàng nhận dạng và thông báo về khí tài đối phương trong chiến đấu.
    Quy tắc đặt biệt danh cho vũ khí Nga ảnh 1 

    Định danh NATO dành cho các dòng tiêm kích Liên Xô. Ảnh:Wings of Russia.

    NATO thường xếp các vũ khí Liên Xô, Nga có tính năng tương đồng vào cùng một nhóm, sau đó dùng một chữ cái làm ký tự đầu tiên trong biệt danh cho chúng. Với các phiên bản nâng cấp, những chữ cái như "A, B, C" hoặc "Mod" (bản chỉnh sửa) kèm số thứ tự sẽ được bổ sung phía sau định danh. Nguyên tắc này được áp dụng rõ ràng nhất đối với các dòng máy bay chiến đấu.
    Mọi loại tiêm kích của Liên Xô và Nga đều có định danh NATO bắt đầu bằng chữ F (Fighter), dù chúng đến từ các phòng thiết kế khác nhau và có nhiệm vụ chiến đấu hoàn toàn tách biệt. Dòng tiêm kích Su-27 nổi tiếng mang định danh "Flanker", trong khi bản nâng cấp Su-30MKK được gọi là "Flanker-G", còn tiêm kích MiG-29 có tên gọi "Fulcrum".
    Nguyên tắc này cũng được áp dụng với oanh tạc cơ và máy bay vận tải, tất cả đều bắt đầu bằng chữ B (Bomber) và C (Cargo), như Tu-22M "Backfire", Tu-95 "Bear", Il-76 "Candid" và An-124 "Condor". Ngoài ra, một số phi cơ mang biệt danh bắt đầu bằng chữ cái M (Miscellaneous - hỗn hợp) như máy bay phản lực huấn luyện Yak-130 "Mitten", máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50 "Mainstay" và máy bay tiếp dầu IL-78 "Midas".
    "Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, NATO cũng không tuân theo các nguyên tắc định sẵn. Cường kích yểm trợ mặt đất Su-25 lại mang biệt danh Frogfoot, tương tự các dòng tiêm kích", ông Kots cho biết.
    Theo Vnexpress
    Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
    Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
    Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
    Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
    Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
    Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
    Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
    70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
    (Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
    Ảnh minh hoạ.
    Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
    (Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
    Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
    Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
    (Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
    Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
    Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
    (Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
    Ảnh minh hoạ.
    Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
    (Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.