Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học

[Ngày Nay] - Tại trường tiểu học dành cho trẻ khuyết tật ở thủ đô Doha của Qatar, một cô bé 3 tuổi mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ có người bạn mới tên là Keepon.
Những robot giúp trẻ tự kỷ.
Những robot giúp trẻ tự kỷ.

Tình bạn này đã được vun đắp trong suốt 5 tháng nay, bởi giống nhiều trẻ tự kỷ khác, Ghalia rất sợ người lạ. Keepon rất kiên nhẫn với Ghalia, sẵn sàng bỏ qua những cơn ăn vạ của cô bé và không phật ý khi cô bé không chịu nhìn vào mắt mình khi họ mới gặp nhau.

Việc sử dụng robot như một biện pháp can thiệp có ý nghĩa cho hội chứng tự kỷ đã diễn ra trong suốt một thập kỷ qua, nhưng chỉ ở quy mô hẹp. Ngoại trừ robot Keepon chỉ có giá 100 USD, những loại robot khác đều rất đắt đỏ.

Nhưng giờ đây, Ghalia rõ ràng là đã rất quý mến người bạn mới của mình: cô bé đội cho Keepon một chiếc mũ len và âu yếm hôn bạn mình. Dù Keepon không có miệng hay lông mày, Ghalia cũng chẳng ngại. Thực ra cậu ấy được tạo hình như vậy. Keepon toàn thân có màu vàng, dáng giống con lật đật, do nhà khoa học người Nhật Hideki Kozima chế tạo, là một trong hàng chục robot hỗ trợ xã hội được triển khai trong các lớp học ở Doha để giúp trẻ tự kỷ tham dự vào lớp học và tương tác với bạn bè, thầy cô. Trong 5 năm vừa qua, TS người máy sinh học John-John Cabibihan và các cộng sự tại Đại học Qatar đã ở tuyến đầu trong việc phát triển các robot xã hội phục vụ cộng đồng những người mắc hội chứng tự kỷ đang ngày một trở nên đông đảo ở vùng Trung Đông. 

Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học ảnh 1

Robot Keepon.

TS Cabibihan cho biết tỉ lệ người mắc hội chứng tự kỷ ngày càng tăng trên toàn cầu chính là động lực để ông thực hiện các nghiên cứu của mình. Có khoảng 1,1% trẻ em Qatar đang mắc chứng tự kỷ.

Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học ảnh 2

Dù rằng mỗi trường hợp đều khác biệt, nhưng hầu như mọi trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn trong việc học các dấu hiệu giao tiếp xã hội và nhận biết sắc thái biểu cảm của gương mặt. Trẻ tự kỷ thường không chịu giao tiếp bằng mặt và rất dễ nổi nóng. Sự nhạy cảm của chúng có tác động tiêu cực tới việc học hành. TS Cabibihan tin rằng các robot xã hội có khả năng hỗ trợ trẻ tự kỷ vượt qua những khó khăn này.

Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học ảnh 3

Mục tiêu là giúp trẻ tự kỷ có thể tập trung chú ý, tương tác và vui chơi. Đó có thể chỉ là những điều đơn giản như nhìn vào mắt robot hoặc sao chép theo một động tác của robot.

Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học ảnh 4

“Bởi vì robot đơn giản hơn về mặt hình thức, hành vi và động tác, trẻ tự kỷ sẽ có thể tập trung vào chúng. Và điều đó sẽ mở cánh cửa giúp các chuyên gia trị liệu dạy cho trẻ tự kỷ về những hành vi khác”, TS Cabibihan cho biết.

Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học ảnh 5

Trẻ tự kỷ có khả năng tập trung vào đồ chơi công nghệ hơn những đồ chơi đơn giản, dựa trên quan sát này, công trình nghiên cứu của TS Cabibihan tiến thêm một bước xa hơn: Những con robot của ông đóng vai trò công cụ hoặc trung gian giữa giáo viên và trẻ tự kỷ, giúp hai bên tìm được tiếng nói chung và giao tiếp bằng một ngôn ngữ mà cả hai cùng hiểu.

Robot bầu bạn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập ở trường học ảnh 6

Kỹ sư Hifza Javed, cộng sự của TS Cabibihan trong dự án triển khai robot tới các trường hợp dành cho trẻ khuyết tật ở Doha, cho biết những con robot này có thể tạo đường vòng qua những “búi tắc thần kinh”.

“Khi con người giao tiếp với nhau, chúng ta có xu hướng sử dụng nhiều kênh giao tiếp cùng một lúc” - như nhướn mày, vung tay, nhấn nhá câu chữ để gửi đi những thông điệp cụ thể. “Cách giao tiếp phức tạp này thường gây kích thích quá đà với trẻ tự kỷ. Đó là lý do vì sao robot xã hội có thể phát huy tác dụng: Chúng có kích cỡ nhỏ và thân thiện, chúng giao tiếp một cách đơn giản bằng một bộ từ không phức tạp và có những chỉ dẫn rất dễ hiểu”.

Những con robot xã hội thường có kích cỡ chỉ bằng con gà, không có một số đường nét cơ bản trên mặt như lông mày và xương gò má, khiến cho những thông điệp và chỉ dẫn chúng đưa ra rất đơn thuần và dễ hiểu đối với người mắc chứng tự kỷ.

“Lũ trẻ có xu hướng làm thân với robot rất nhanh và đối xử với chúng như với những người bạn. Đây chính là cơ sở để sử dụng robot như một công cụ can thiệp giúp cải thiện tình trạng cho trẻ tự kỷ”, kỹ sư Javed nói.

Những con robot này có thể làm những gì? Bởi nhiều trẻ tự kỷ có xúc giác ở miệng đặc biệt nhạy cảm, TS Cabibihan và kỹ sư Javed đã lập trình robot Nao, một robot dạng người biết đánh răng và đưa ra những chỉ dẫn động viên trẻ em tập làm theo. Với robot Keepon, cô bé Ghalia có thể làm theo các động tác khiêu vũ của robot này, một điều đòi hỏi cô bé phải quan sát và nghe theo chỉ dẫn. Một con robot cũng có thể được lập trình để đá bóng, và đứa trẻ sẽ phải học cách đợi đến lượt để đá bóng trả. Tất cả những ví dụ này đều là minh họa cho những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển hành vi của trẻ tự kỷ.

Trong khi nghiên cứu của nhóm TS Cabibihan không phải đơn lẻ (những nghiên cứu tương tự cũng đang được tiến hành ở Anh, đại học Yale và Luxembourg), nhu cầu đặt ra là những con robot này, ngay cả khi chỉ là công cụ trị liệu, cũng phải có sự nhạy cảm về văn hóa.

“Chúng tôi đang đạt được những kết quả tương đồng” trong việc ứng dụng công nghệ người máy trong để can thiệp trị liệu cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ, TS Cabibihan cho biết. Tuy nhiên, “ngôn ngữ và những khác biệt văn hóa” là vấn đề cần tính đến, để không chỉ có trẻ nói tiếng Anh mà trẻ nói những ngôn ngữ khác cũng có thể tiếp cận với những con robot này.

Bên cạnh đó, vấn đề tạo hình robot cũng là một vấn đề cần tính đến. “Với những người thiếu hiểu biết về văn hóa vùng Trung Đông, họ có thể cung cấp robot tạo hình chó hoặc lợn - những loài vật phạm vào văn hóa và tín ngưỡng của khu vực này”, TS Cabibihan nói. “Có thể có những rắc rối từ sự thiếu hiểu biết này”.

Để giải quyết vấn đề, kỹ sư Javed đã lập trình robot dạy đánh răng có thể nhảy điệu nhảy truyền thống Arab, mặc trang phục truyền thống của địa phương. Kết quả đạt được khả quan đến nỗi các nhà nghiên cứu đang có ý định tiếp tục sử dụng robot này cho nhiều bài tập sao chép động tác khác.

Việc sử dụng robot như một biện pháp can thiệp có ý nghĩa cho hội chứng tự kỷ đã diễn ra trong suốt một thập kỷ qua, nhưng chỉ ở quy mô hẹp. Ngoại trừ robot Keepon chỉ có giá 100 USD, những loại robot khác đều rất đắt đỏ: Robot Nao biết nhảy múa và dạy đánh răng có giá 7.990 USD, robot hình hải cẩu Paro cũng có giá tới 6.400 USD. Đó là điều khiến TS Uvais Qidwai, một cộng sự của TS Cabibihan tại Đại học Qatar, phải trăn trở. “Một trong các sinh viên của tôi đã bình luận về nghiên cứu rằng, “Có lẽ chỉ có giới nhà giàu mới mua nổi những giải pháp của thầy!” và kể từ đó, tôi đã nỗ lực tạo ra những giải pháp robot giá cả phải chăng hơn để người bình thường cũng có thể mua được”, TS Qidwai nói. Và một điều rất triển vọng là do công nghệ người máy trong can thiệp tự kỷ còn rất mới mẻ, các nhà khoa học vẫn còn có thể tìm kiếm ra nhiều tác dụng mới nữa trong quá trình nghiên cứu của mình.

TS Qidwai hình dung ra một tương lai trong đó công nghệ hỗ trợ có thể giúp người mắc hội chứng tự kỷ sống tự lập bằng cách làm cho các hoạt động hàng ngày như sử dụng phương tiện giao thông công cộng và rút tiền từ máy ATM trở nên dễ dàng hơn. “Chúng tôi muốn những đứa trẻ tự kỷ có thể hòa nhập vào xã hội”.

Những ứng dụng này có thể có lợi cho cả người tự kỷ lẫn người thường. TS Qidwai và TS Cabibihan bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với quan điểm “đa dạng thần kinh”, theo đó tự kỷ không được coi là một khiếm khuyết mà chỉ là một trong những cách vận hành khác nhau của bộ não con người. “Mắc hội chứng tự kỷ không phải là điều tồi tệ. Chúng tôi có thể giúp người tự kỷ đưa thế giới của mình tới với những người khác, đồng thời học từ họ những triển vọng đổi mới sáng tạo cho công nghệ này”.

Có thể một trong những mặt tích cực nhất trong nghiên cứu này là mang lại niềm tin và hy vọng mạnh mẽ cho các nhà nghiên cứu, các nhà trị liệu, phụ huynh và học sinh. “Trong một buổi học, có một cậu bé được cho là rất thiếu hợp tác trong các hoạt động tập thể”, TS Qidwai nhớ lại.

 Cậu bé không nghe giảng và đi lại tự do trong lớp, làm những động tác tay đặc trưng của trẻ tự kỷ. “Ngay khi giáo viên bật công tắc robot và chú robot có những cử động đầu tiên, đôi mắt của cậu bé đã dán ngay vào nó”.

Cậu bé đã chơi với chú robot được 30 phút mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Cậu bé đã chào và ôm hôn chú robot “theo cách truyền thống khi hai người chạm trán vào nhau để bày tỏ tình cảm và sự tôn trọng”.

Khi điều này xảy ra, TS Qidwai đã đứng cùng các giáo viên của cậu bé trong một căn phòng theo dõi từ xa. “Khi tôi nhìn vào họ, tôi thấy mắt họ ngấn lệ. Họ cho biết thường phải mất tới 20 phút để dỗ cậu bé học sinh ngồi vào bàn. Chúng tôi quyết định tặng lại chú robot cho trường”.

Về phần TS Cabibihan, ông nói về nghiên cứu của mình: “Một điều tôi đã quan sát thấy và học được từ robot, là bạn càng tìm hiểu về chúng thì bạn sẽ càng hiểu hơn về con người”.

Những con robot xã hội thường có kích cỡ chỉ bằng con gà, không có một số đường nét cơ bản trên mặt như lông mày và xương gò má, khiến cho những thông điệp và chỉ dẫn chúng đưa ra rất đơn thuần và dễ hiểu đối với người mắc chứng tự kỷ. “Lũ trẻ có xu hướng làm thân với robot rất nhanh và đối xử với chúng như với những người bạn. Đây chính là cơ sở để sử dụng robot như một công cụ can thiệp giúp cải thiện tình trạng cho trẻ tự kỷ”, kỹ sư Javed nói.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.