Nói đến đánh răng không còn ai thấy xa lạ nữa vì ngày nay đánh răng là công việc thường xuyên và hằng ngày của hầu hết mọi người. Nhằm làm sạch khoang miệng, đánh tan những vụn bẩn thức ăn bám trong kẽ răng và bề mặt răng để luôn giữ cho khuôn miệng sạch sẽ với mùi thơm tho. Đánh răng còn giúp răng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế được những bệnh lý răng miệng nguy hiểm, luôn giữ hàm răng chắc khỏe, sáng đẹp tự nhiên.
Đánh răng là công việc thường xuyên và hằng ngày của mọi người.
Không vệ sinh lưỡi
Sau khi đánh răng bạn nên dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi. Vì lưỡi chủ yếu là mô mềm nên khi ăn uống có rất nhiều cặn thức ăn bám đọng vào các kẽ, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi. Lưỡi cũng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn.
Đánh răng mạnh
Thực tế chải răng không cần đè mạnh. Thói quen dùng lực mạnh khi đánh răng dễ làm tổn thương nướu và bào mòn ngót cổ răng. Do vậy chỉ cần chải răng với lực vừa phải, đúng phương pháp, chải đều ở tất cả các mặt của răng là được.
Không làm sạch bàn chả răng sau khi sử dụng
Sau khi chải răng bạn nên rửa thật kỹ bàn chải đánh răng. Làm sạch kem đánh răng còn dính trên bàn chải. Vì nếu bạn không rửa kỹ thì trong khoảng thời gian để không bàn chải sẽ bị các loại vi khuẩn ngoài môi trường tấn công và gây bẩn. Tới khi bạn sử dụng lại, vi khuẩn sẽ có điều kiện để hoạt động trong miệng.
Dùng bàn chải không phù hợp
Hiện nay trên thị trường có cung cấp rất nhiều loại bàn chải khác nhau và được quảng cáo với rất nhiều tiện lợi khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc cũng như thiết kế của từng loại. Nhưng không phải ai cũng phù hợp với tất cả các loại bàn chải đó. Chúng ta chỉ nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm, nhỏ, tiện lợi để có thể đi sâu vào các kẽ răng. Nên thường xuyên thay thế những bàn chải đã cũ hoặc đã cùn do chải quá lâu. Và nha sĩ khuyên bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần để đảm bảo chất lượng cũng như mang lại hiệu quả cao trong công việc vệ sinh răng miệng.
An Nhiên