Sai lầm của gia đình làm tổn thương trẻ, khiến trẻ thù địch em

Có những trẻ phản ứng bằng cách phá phách, hay trêu em, thậm chí đánh em nhưng cũng có những bé thu mình lại.
Sai lầm của gia đình làm tổn thương trẻ, khiến trẻ thù địch em

Bỏ nhà đi vì gia đình không ai yêu mình nữa

Gia đình chị Ngọc (Yên Bái) đã có lần hoảng loạn vì sau khi đón bé Ly (4 tuổi) đi trẻ về đến nhà một lúc thì không biết con biến đi đâu mất. Cả nhà từ ông bà nội, bố mẹ tìm khắp nơi trong nhà, ngoài sân, tìm kiếm ngoài sân, vườn nhà cũng không thấy đâu. Mẹ với bà sợ quá khóc huhu vì tưởng con bị bắt cóc. Cả nhà đang chuẩn bị đi báo công an thì, thấy bác hàng xóm chạy sang bảo thấy con bé Ly đang ngồi khóc ở gần sân chơi, hỏi có chuyện gì rồi bác dẫn về mà nó không chịu.

Thấy vậy cả nhà chạy ra, thấy bố mẹ bé Ly càng khóc to hơn, bảo thế nào cũng không chịu về nhà. Hỏi lý do thì bé bảo: “Con không muốn về nhà nữa vì không còn ai yêu con, bố mẹ chỉ yêu em thôi, con ghét em, mẹ phải vứt em đi thì con mới về”.

Nghe vậy ai nấy đều sửng sốt vô cùng, hỏi bé ai bảo thế thì bé bảo bà nội bảo vậy. Hóa ra lúc chiều đi học về bà nội đòi bế mà bé không chịu, bà mới bảo: “Ra đây bà bế, giờ bố mẹ có em rồi, con bị ra rìa rồi, bố mẹ chỉ yêu em thôi, chỉ có bà là yêu em nhất, nhỉ”. Thấy bé vẫn không chịu, bà đành xuống bếp nấu cơm, lúc sau thì cả nhà đã không thấy bé.

Sai lầm của gia đình làm tổn thương trẻ, khiến trẻ thù địch em ảnh 1

Có những trẻ phản ứng bằng cách phá phách, hay trêu em, thậm chí đánh em nhưng cũng có những bé thu mình lại. (Ảnh minh họa).

Lúc đó cả nhà phải giải thích mãi, nói rằng cả nhà ai cũng yêu thương con, yêu cả hai chị em bằng nhau. Rồi bà nội phải xin lỗi, nói là bà chỉ nói đùa thôi, cả nhà ai cũng yêu con, rồi bé mới chịu về. Sau vụ đó cả nhà chị Ngọc quán triệt, không ai dám nói mà không suy nghĩ nữa.

Cho rằng cả nhà hắt hủi mình

Bé Hải con trai chị Tuyết ở Từ Liêm, Hà Nội, đang học lớp 3, có em trai gần 4 tuổi. Theo lời mẹ bé, từ nhỏ, Hải đã tỏ ra không quấn quýt với em, càng lớn thì lại càng hay tranh giành, đánh, thậm chí có hôm bóp cổ khiến em bị ngạt. Thời gian gần đây, Hải còn hay cãi lại ông bà, bố mẹ, thậm chí có hôm còn quay ra chống trả khi bị bố đánh. Thấy con "không ổn", chị Tuyết dụ bé đến gặp nhà tâm lý. Điều đáng ngạc nhiên là, khi đến nơi, Hải yêu cầu mẹ phải ra ngoài để "con nói chuyện một mình với bác".

Khi nhà tâm lý hỏi chuyện học hành, việc ở trường lớp, Hải nói mọi thứ đều ổn. Tới lúc nói về chuyện ở nhà, Hải bảo "cả nhà hắt hủi cháu". Theo lời cậu bé thì tất cả gia đình đều chỉ thương và nghe lời cậu em trai, còn Hải thì làm hay nói gì cũng bị cho là sai. Bố mẹ hễ thấy cậu em khóc là đổ tội do anh trêu, thậm chí còn đánh anh. Ông bà thì luôn chiều em, lúc nào cũng bảo Hải phải nhường nhịn em. Đồ chơi, bánh kẹo, sữa... em bé luôn được nhiều hơn.

Khi chuyên gia hỏi cậu nhóc 8 tuổi là bây giờ cháu muốn thế nào thì Hải liệt kê ra ngay 3 "giải pháp" của mình: Một là, từ nay mẹ phải bớt ngủ với em bé. "Trước, ngày nào mẹ cũng ngủ cùng em, bắt cháu ngủ với ông bà. Giờ một là mẹ ngủ cùng anh 3 buổi, em 4 buổi hoặc cho cả hai anh em ngủ riêng", cậu nhóc nói. Hai là, mẹ không đưa em đi học nữa mà để ông đưa. Cậu nhóc cho biết, trường hai anh em ở gần nhau nhưng hôm nào mẹ cũng đưa em bé đến lớp, còn anh phải đi cùng ông. Ba là, bố mẹ phải mua đồ chơi cho hai anh em bằng nhau và bố không được đánh Hải nữa.

"Nghe một cậu bé lớp 3 nói mà chính tôi cũng thấy bất ngờ. Có lẽ cậu bé đã nghiền ngẫm trong đầu những điều này lâu lắm rồi", thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý NT (Hà Nội), người tham vấn cho Hải chia sẻ.

Ảnh hưởng từ những lời nói, hành động không suy nghĩ của người lớn

Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý NT (Hà Nội) chia sẻ: “Hầu như bố mẹ nào khi có hai con trở lên cũng nghĩ rằng mình không đối xử thiên vị với con nào. Tuy nhiên, điều đó lại không thể hiện trong hành vi, cách ứng xử hằng ngày của họ với trẻ.

Thông thường, khi có em bé, người lớn thường yêu cầu trẻ lớn luôn phải yêu em, nhường nhịn em mà đôi khi không để ý đến tâm trạng, thái độ của trẻ. Nhiều khi, có thể do em bé hơn hay ốm hoặc có vấn đề cần quan tâm đặc biệt mà cha mẹ cũng thường xuyên thể hiện sự nựng nịu, chú ý hơn hẳn mà không giải thích với bé lớn khiến bé tưởng nhầm mình bị ra rìa”.

Có những trẻ phản ứng với việc này bằng cách phá phách, hay trêu em, thậm chí đánh em nhưng cũng có những bé thu mình lại.

Nhà tâm lý cũng chia sẻ rằng thực tế, sự ganh tỵ giữa anh chị em hầu như nhà nào cũng có nhưng mức độ ra sao thì thường chủ yếu do cách ứng xử của người lớn trong gia đình với các trẻ. Thông thường, quá trình này không diễn ra ngày một ngày hai mà là cả thời gian dài.

Trẻ không có khả năng diễn đạt như người lớn, và đôi khi, trẻ cũng không tìm thấy ai để lắng nghe những ấm ức bé muốn thổ lộ. Khi đó, trẻ có thể biểu hiện bằng các hành động tiêu cực, thậm chí tích tụ thành những ý nghĩ đáng sợ.

"Tôi từng làm các thực nghiệm như đưa cho trẻ chơi búp bê thì bé xé, cào cấu, bóp cổ, khi cho ăn thì chọc thìa vào miệng đồ chơi. Hay một lần khác, khi được hỏi 'nếu một gia đình nhà chim, chim bố và mẹ bay đi kiếm ăn, chỉ có chim anh và chim em ở nhà thì anh sẽ làm gì', trẻ trả lời ngay 'xô cho chim em ra khỏi tổ để bố mẹ về chỉ quan tâm chim anh thôi", anh Chuẩn kể lại.

Nhà tâm lý cho hay, trẻ em không nghĩ logic như người lớn là em bé là phải được yêu, chiều hơn, hay "trước con bé cũng được cả nhà chiều chuộng như thế rồi". Trẻ chỉ thích mình là trung tâm nhưng nay thì ngày ngày chứng kiến mọi người trong gia đình nựng nịu em, "bỏ rơi" mình, bé cho rằng chính em đã "cướp" hết mọi quyền lợi của mình.

Theo nhà tâm lý, việc đối xử thiên vị làm hỏng cả anh lớn và em bé: Khiến trẻ lớn mất đi cái tôi khi phải hy sinh mọi thứ còn em bé trở thành ích kỷ.

Người lớn chỉ có thể cố gắng giảm thiểu ở mức tối đa cảm xúc thù địch của con bằng những cách như:

- Không nên sinh con quá gần nhau: Trẻ còn nhỏ đang được ấp ủ, giờ đột nhiên bị tách ra thì cảm giác "thù địch" thường tăng lên. Nếu sinh con cách nhau 4-5 tuổi thì trẻ đã có một thời gian dài được cảm nhận tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, đồng thời đã có khả năng phục vụ bản thân, có nhận thức tốt hơn.

- Hãy thể hiện tình yêu với con bằng hành động cụ thể, đừng chỉ nói, vì trẻ cảm nhận tốt bằng trực giác.

- Chớ tước hết các quyền lợi của trẻ khi bé có em: Được mẹ ôm, ngủ với mẹ, được cả gia đình yêu thương, chăm sóc... là những thứ trẻ có khi chưa có em.

- Chuẩn bị tâm lý cho anh/chị trước khi em chào đời: Hãy để bé hiểu, em rất nhỏ bé, rất cần được anh/chị yêu thương và bảo vệ.

Giao cho con lớn nhiệm vụ chia đồ ăn cho em và quyền "khuyên bảo" khi em sai. Hãy cho trẻ thấy có em là trẻ thêm quyền lợi và trách nhiệm.

- Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện tỵ nạnh với em, hãy gần gũi hỏi trẻ cảm thấy thế nào để con chia sẻ cảm xúc và không phán xét bé là "hư", "không yêu em"... từ đó bố mẹ tự điều chỉnh lại cách ứng xử trong gia đình.

P.V

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?