Săn gà chín cựa giữa đại ngàn

(Ngày Nay) - "Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao" - món thách cưới độc đáo của Vua Hùng với hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh vốn dĩ chỉ có trong truyền thuyết. 
Gà 9 cựa đi từ truyền thuyết ra đời thật ở Phú Thọ. (Ảnh: VietNamnet)
Gà 9 cựa đi từ truyền thuyết ra đời thật ở Phú Thọ. (Ảnh: VietNamnet)

Ấy vậy mà, giữa vùng núi Tân Sơn, Phú Thọ, từ nhiều năm nay, người dân vẫn nuôi được giống gà chín cựa quý hiếm có một không hai này.

Huyền thoại gà chín cựa

Những ngày gần Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, chúng tôi tìm về vùng đất của những truyền thuyết thời Sơn Tinh và Thủy Tinh ở các xã vùng cao của huyện miền núi Tân Sơn (Phú Thọ). Những con đường xuyên rừng, uốn lượn như dải lụa mềm xen lẫn với những bông hoa Trạng nguyên khoe sắc quanh những đồi núi xanh ngát. Ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, giống gà quý nhiều cựa đang được người dân trong xã gìn giữ như một báu vật quý của các bản, làng.

Ông Bàn Văn Hoàng - một “chủ gà” nhiều cựa ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn chia sẻ: Sự tích loài gà chín cựa ở Tân Sơn có rất nhiều điều thú vị. Có nhiều giai thoại và những lời đồn khác nhau về gà chín cựa. Có người thì bảo đây là giống gà rừng nhưng thông minh và thích gần gũi với con người nên về sống với con người từ xa xưa. Có người lại nói giống gà này là gà nhà, được người Dao ở Xuân Sơn chăn nuôi như nhiều loại gia cầm khác, chỉ có điều sức vóc cũng như sự tinh anh đã khiến giống gà chín cựa rất được coi trọng.

Ông Hoàng cũng được ông nội kể lại, cách đây cả trăm năm, người dân trong xã thấy một con gà rừng khá lạ. Lông nó màu trắng toát, tiếng gáy gần giống gà trống nuôi trong chuồng nhưng lại bay như chim. Đặc biệt, chân giống gà này có nhiều cựa, nằm chen chúc trên khẩu chân ngắn chạy theo cựa sừng. Sau đó, con gà rừng phối giống với con gà mái nuôi và ấp trứng nở ra giống gà nhiều cựa như ngày nay.

“Ở Xuân Sơn cách đây khoảng 8 năm về trước giống gà này được nuôi nhiều ở các gia đình, sau vài năm tưởng chừng giống gà này bị mai một thì nay lại được duy trì và phát triển nhiều hơn trước…- ông Hoàng chia sẻ thêm.

Giống gà nhiều cựa vốn rất giỏi bay nên để bắt được chúng không phải chuyện đơn giản. Mất chừng nửa giờ "đánh vật" với con gà , ông Hoàng đã xách ngược được cặp chân gà cho khách ngắm. Con gà này mắt sáng quắc, mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Riêng cặp chân gà to, chắc và mọc đều 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn lòi.

Ông Hà Đức Minh, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn cho hay, hiện nay, gà nhiều cựa đã được người chăn nuôi ở Xuân Sơn nhân giống, phát triển mạnh. Phần lớn các con gà đều có từ 4 đến 8 cựa mọc ở mỗi chân, còn gà có tới 9 cựa quả thực rất hiếm. Bởi thế, người dưới xuôi lên đây sẵn sàng trả giá cao để mua được con gà có chín cựa.

Gà nhiều cựa ở Xuân Sơn vẫn được người dân nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, chủ yếu gà lên đồi tự đào bới tìm giun, dế, sâu bọ để làm thức ăn chính. Vì thế gà nuôi lâu lớn, nhưng chắc và ngọt thịt. Trung bình phải từ 6 tháng nuôi trở lên gà mới được 1 kg, con to có thể lên tới 3kg nhưng phải nuôi từ 2 năm trở lên. Chính vì loại gà này hiếm và gắn với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nên ngoài tên gọi gà nhiều cựa, nó còn được coi như “linh kê” của núi rừng Xuân Sơn từ nhiều đời nay…

Bảo tồn nguồn gen quý

Những năm trước, người dân chưa biết rõ về giá trị loài gà nhiều cựa, do đó chỉ chăn thả gà tự nhiên, không có ý thức chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng bệnh nên giống gà này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc bảo tồn, phát triển giống gà quý này được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ triển khai bằng dự án cụ thể, nên đàn gà quý đã được phục hồi, nhân đàn và khẳng định giá trị kinh tế.

Ông Hà Đức Minh, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn cho biết từ đầu năm 2001 xã Xuân Sơn nhân rộng mô hình chăn nuôi gà chín cựa, hiện đã có m ột số hộ nuôi theo mô hình trang trại.

Ông Vũ Tiến Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn khẳng định, mô hình nuôi gà nhiều cựa đã góp phần giúp người dân có cơ hội nâng cao ý thức bảo tồn loài gà quý hiếm của địa phương, đồng thời góp phần cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Đến nay trên địa bàn huyện đã có trên 50 hộ ở các xã Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng tham gia mô hình chăn nuôi này với tổng đàn ước đạt trên 6.000 con. Ngoài số gà bố mẹ của dự án, hiện các hộ chăn nuôi cũng đã phát triển thêm hơn 800 con gà giống hậu bị và đang tiếp tục nhân lên. Giống gà quý này đang mở ra cơ hội chăn nuôi mới cho người dân các dân tộc ở huyện nghèo Tân Sơn.

Theo ông Nguyên Khắc Khôi, nguyên Chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ, gà chín cựa vốn được ghi trong truyền thuyết từ thời đại Hùng Vương. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, giống gà này vẫn tồn tại. Do đó, cần có chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm của giống gà nhiều cựa này.

Năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn, trong đó có giống gà nhiều cựa Phú Thọ. Giống gà nhiều cựa Phú Thọ chủ yếu tập trung ở 2 xã: Xuân Sơn và Xuân Đài (huyện Tân Sơn), được nuôi chủ yếu trong các gia đình người Dao theo mô hình gia trại và trang trại với hình thức thả rông. Gà trống trưởng thành nặng bình quân khoảng 1,96 kg, gà mái trưởng thành nặng khoảng 1,51 kg; mỗi năm gà đẻ 4,5-5 lứa, sản lượng trứng từ 70-75 quả, trọng lượng trứng 49,5g, tỷ lệ tinh 44,4%...

Việc giống gà nhiều cựa Phú Thọ được xác định là một nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu gà nhiều cựa, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi ở địa phương phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân.

Theo Dân Trí

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.