Sẵn sàng xử lý mọi tình huống khi bão số 3 đổ bộ

(Ngày Nay) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động ứng phó, sẵn sàng xử lý mọi tình huống có thể xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Sẵn sàng xử lý mọi tình huống khi bão số 3 đổ bộ

Tính đến sáng 5/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã thông báo đến tất cả 119 phương tiện/267 thuyền viên về diễn biến và hướng di chuyển của bão để có biện pháp phòng tránh; trong đó 105 phương tiện/220 thuyền viên đã neo đậu vào nơi tránh trú an toàn. Hiện, còn 14 phương tiện/47 thuyền viên đang trên đường vào nơi tránh trú, dự kiến sẽ về nơi an toàn trong chiều 5/9.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thông báo cho toàn bộ 218 lều chòi/374 lao động chủ động di dời vào nơi tránh trú bão an toàn khi có lệnh; trong đó, có 161 lao động đã vào bờ, còn 186 lao động đang trên đường vào bờ.

Về công tác di dân từ đê Bình Minh II đến đê Bình Minh III (thuộc huyện Kim Sơn), tỉnh Ninh Bình đã thông báo cho 1.141 hộ/2.311 nhân khẩu đang nuôi trồng thủy sản ở khu vực này biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, sẵn sàng di dời về nơi tránh trú an toàn khi có lệnh.

Huyện Kim Sơn dự kiến nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi, kêu gọi triệt để các tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi tránh trú bão an toàn trước 15 giờ ngày 5/9; tạm ngừng hoạt động các tuyến đò ngang kể từ 15 giờ ngày 6/9 đến khi bão tan; di dời người dân khu vực từ đê biển Bình Minh III đến Cồn Mờ về nơi tránh, trú an toàn và triệt để, xong trước 15 giờ ngày 6/9.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Sơn cử lực lượng tuần tra, canh gác, hộ đê, đặc biệt là các trọng điểm công trình xung yếu trên địa bàn huyện, chuẩn bị sẵn các nguồn lực để phòng, chống ngập lụt cho diện tích lúa Mùa khi xảy ra mưa lớn kéo dài và đảm bảo an toàn cho diện tích nuôi trồng thủy sản.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa, tính đến 9 giờ 30 phút ngày 5/9, toàn tỉnh còn 882 tàu, thuyền với 5.350 lao động vẫn hoạt động trên biển.

Toàn bộ số người và phương tiện trên đã nắm được thông tin về vùng áp thấp, bão và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng và gia đình, chính quyền địa phương 1-2 lần/ngày. Ngoài ra, Thanh Hóa cũng có 5.234 phương tiện với 14.551 lao động đã vào các vị trí tránh trú bão trong và ngoài tỉnh.

Hiện, Bộ đội Biên phòng triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; duy trì 2 tàu BP 05-98-01, BP 05-13-01 và xuồng BP 05-15-01 trực sẵn sàng cơ động; tích cực kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 3 để chủ động vòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm và nhanh chóng vào các nơi tránh trú an toàn.

Theo dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, dự báo từ đêm 6/9, khu vực vùng biển Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 10, cấp 11, biển động mạnh. Trên đất liền, từ gần sáng 7/9, vùng ven biển Thanh Hóa (bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoàng Hóa, Quảng Xương, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 4-5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7. Vùng biển ven bờ Thanh Hóa sẽ có sóng cao từ 1-2m, ngoài khơi từ 2-3m, nước dâng và nguy cơ ngập lụt vùng ven biển. Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển… đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng do bão.

Dự báo từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, riêng khu vực các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa… có nơi trên 400mm. Mưa lớn sẽ tập trung vào ngày và đêm 7/9, có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.