Sao lễ Phật mà không kính Phật chút nào?

Phải đâu cứ “dúi” tiền cho Đức Phật như vậy thì Thánh, Thần sẽ vui mà ta thì được ban phước, lộc? Sao không nghĩ đấy là sự phỉ báng, hối lộ Thánh Thần?
Sao lễ Phật mà không kính Phật chút nào?

Mỗi năm Hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) đều thu hút một lượng lớn du khách thập phương. Bước vào chính hội, người người nườm nượp trẩy hội và hành lễ cầu mong sự may mắn.

Sao lễ Phật mà không kính Phật chút nào? ảnh 1

Phải chăng vì mang theo nhiều ước muốn, nguyện cầu nên người đi hành lễ đã để lại lắm hành động chướng tai gai mắt? Ảnh: Internet.

Bức tượng Phật nghìn tay nghìn mắt năm nào cũng phải “hứng” hàng đống tiền lẻ của du khách. Năm nay có hẳn một đội ngũ tình nguyện viên nhắc nhở, vậy mà người ta vẫn cố chen chân vào, “găm” tiền vào tay Phật, xoa tiền vào bụng Phật và đặt tiền dưới chân Phật. Những hình ảnh phản cảm, nhức nhối đang làm nóng các cuộc tranh luận về “văn hóa”, “truyền thống”, “lễ hội”...

Lễ chùa cốt yếu ở thành tâm. Ở đây, cái “tâm” của người đi lễ cũng “thành” nhưng lại là thành khẩn cầu vinh hoa, phú quí, mong sớm giàu sang, phát tài!

Phải đâu cứ “dúi” tiền cho Đức Phật như vậy thì Thánh, Thần sẽ vui mà ta thì được ban phước, lộc? Sao không nghĩ đấy là sự phỉ báng, hối lộ Thánh Thần?

Phải đâu cứ xoa tay vào tượng Phật thì ta sẽ tạo được sự thông linh với Thánh, Thần, đẩy họa rước phúc? Sao lễ Phật mà chẳng kính Phật chút nào?

Phải đâu cứ đặt tiền dưới chân Phật là lòng đầy thiện nguyện? Những chiếc hòm công đức, hòm đèn dầu chỉ để trang trí thôi sao?

Tượng Phật trên chùa không cưỡng cầu sự bố thí của chúng sinh. “Phật sống” ở dân gian lại khẩn cầu lòng thiện nguyện, vậy mà lắm kẻ ngoảnh mặt làm ngơ, quay lưng bước vội trước những mảnh đời đói khát, thiếu thốn, bệnh tật.

Thấy một người hành khất, cho họ một vài đồng và lời động viên, ấy là tích công đức.

Gặp một người hoạn nạn, sẵn lòng giúp đỡ, không tính toán thiệt hơn, ấy là tích công đức.

Gặp việc trái đạo nghĩa, góp một tiếng nói cho sự công bằng, hướng thiện, ấy là tích công đức.

Xuất phát từ nét văn hóa của cư dân lúa nước từ lâu đời, người Việt lễ chùa thường mang theo hương, oản hay chỉ đơn giản là nải chuối, hoa quả trong vườn nhà. Chính những kẻ háo danh hám lợi đã biến nét đẹp này thành một căn bệnh hình thức mà giờ đây, lễ chùa cũng mang theo sự bon chen, ích kỉ, vô văn hóa.

Đáng buồn thay!

Thanh Mai

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.