Sạt lở đất ở Hòa Bình: Sông 'nuốt nhà', nhiều vết nứt dài 100 mét

Nguyên nhân sụt lún do mưa lớn kéo dài hơn 10 ngày. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình đã di dời 8 hộ dân bị sạt lở tới nơi ở tạm để chờ phương án di dời tới nơi định cư mới.
Hàng loạt ngôi nhà bị sạt lở hoàn toàn xuống sông ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).
Hàng loạt ngôi nhà bị sạt lở hoàn toàn xuống sông ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

Hàng chục hộ dân trước “miệng hà bá”

Ngày 4/8, gần một tuần sau sự cố sạt lở đất nghiêm trọng, khu dân cư thuộc địa phận xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn, Hòa Bình) vẫn cắm biển cấm ô tô di chuyển qua khu tỉnh lộ 445. Tám hộ dân được chính quyền địa phương di tán tới nơi an toàn. Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, khu vực sạt lở tại xóm Máy Giấy xuất hiện nhiều vết nứt dài hơn 100m, có điểm rộng tới 40-50 cm, bao quanh 5 hộ dân.

Trong đó, ngôi nhà mái bằng của ông Nguyễn Sơn Hà (SN 1962) bị nghiêng, xiêu vẹo, bung nền móng, tường gạch bị nứt gãy có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Mặt tỉnh lộ 445 nối địa phận huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đi Ba Vì (Hà Nội) bị cắt làm đôi. Một số hộ khác kế bên cũng bị ảnh hưởng bởi đường đứt gãy, buộc phải dời đi. Ngoài ra, bờ ta-luy dương nơi có nghĩa trang của người dân địa phương cũng bị sạt lở, nguy cơ bị sụt xuống sông.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Ngọc - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn cho biết, tình trạng sạt lở bờ ta-luy dương tại xã Dân Hạ xuất hiện từ ngày 30/7, sau đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày và đập thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Sau khi xảy ra sụt lún, công an phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai huyện Kỳ Sơn đã di dời 4 hộ trong đó 3 hộ dân chủ động tới ở nhờ nhà người thân. Tới ngày 1/8, vết nứt kéo dài và mở rộng dọc tỉnh lộ 445 và lan vào một số hộ dân khác, chính quyền địa phương đã di dời họ về nhà máy sản xuất giấy Kỳ Sơn, cách hiện trường khoảng 1km. UBND huyện cùng chính quyền địa phương đã hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ dân di dời tới nơi an toàn để ổn định cuộc sống.

Ngoài 8 hộ dân di dời, toàn huyện còn 48 hộ dân khác sống ven sông Đà trong khu vực nguy hiểm. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì cùng UBND huyện Kỳ Sơn lên phương án cấp đất, di dời toàn bộ 8 hộ dân bị sạt lở nhà tới nơi định cư mới.

Theo ông Nguyễn Đức Ngọc, ngoài việc lên phương án di dân cho người sống, địa phương cũng đã thông báo tới từng hộ và đang lên danh sách, kế hoạch di dời nghĩa trang tại xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ tới khu vực khác do sạt lở.

Trong dãy nhà thuộc Công ty sản xuất giấy Kỳ Sơn, bà Hà Thị Kim Dung (48 tuổi) đang dọn dẹp phòng ở mới. Theo bà Dung, phải di tán nơi ở mới khiến cuộc sống bị đảo lộn. Con trai bà đang học tiểu học, chỗ ở mới chật chội không có cả chỗ kê bàn cho con học. Bà Dung đang tiếc ngẩn ngơ ngôi nhà mới xây dựng từ năm 2014 tại mảnh đất do cha ông để lại. Bà cho biết, năm 2014, nhờ sự hỗ trợ và vay mượn, bà xây ngôi nhà hết hơn 260 triệu (kể cả vượt nền). “Tiền nợ vẫn chưa trả hết. Sắp tới đến chỗ di dân, không biết phải xoay xở thế nào” - bà Dung nói.

Sạt lở đất ở Hòa Bình: Sông 'nuốt nhà', nhiều vết nứt dài 100 mét ảnh 1

 Hiện trường khu vực sạt lở ở Kỳ Sơn.

Đảm bảo an toàn tính mạng người dân

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Hòa Bình, khoảng 18h ngày 30/7, tại khu vực tổ 26 (sát quốc lộ 6), phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng sạt lở trên diện rộng, ảnh hưởng đến 29 hộ dân (một hộ có đất trống), trong đó có bốn căn nhà sụp đổ hoàn toàn xuống sông Đà.

Tại lý trình km3, đường tỉnh 445 thuộc khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn xuất hiện sạt lở ta-luy dương với khối lượng khoảng 600m3, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn... Ngay sau khi xảy ra sự cố nêu trên, các cấp chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm chiến sĩ công an, bộ đội, dân quân tự vệ đến để giúp người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Sau khi nhận báo cáo về vụ việc,  Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình trong khu vực sạt lở để bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng người dân; rà soát các vị trí nguy hiểm, nhất là những công trình dễ sạt lở ven sông; không để người dân quay trở lại khu vực có nguy cơ sạt lở, đề phòng tiếp tục sạt lở.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các cấp chính quyền chủ động giúp đỡ người dân, không để hộ dân nào thiếu lương thực, thực phẩm, nước uống hay bệnh tật; khẩn trương rà soát quỹ đất phù hợp để quy hoạch đầu tư hạ tầng, bố trí lại dân cư, nhất là các hộ phải sơ tán, mất nhà cửa; chuẩn bị các phương án ứng phó mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng cùng các nhà khoa học và tỉnh Hòa Bình khẩn trương đánh giá nguyên nhân sạt lở, rà soát tổng thể để đề ra giải pháp khắc phục; kiến nghị với địa phương trong việc sơ tán dân, bố trí lại dân cư.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến khu vực bị sạt lở tại tổ 26 (sát quốc lộ 6), phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình chia sẻ động viên người dân bị mất tài sản do bị sạt lở. Theo ông Nguyễn Mạnh Sáu, Chủ tịch UBND xã Dân Hạ, nguyên nhân của sụt lún do mưa lớn kéo dài hơn 10 ngày, đất thành bùn và chảy xuống.

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?