Sẽ làm tiêu bản xác cụ rùa

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, xác cụ rùa ở Hồ Gươm sẽ được bảo quản để làm tiêu bản, giống như cá thể rùa Hoàn Kiếm chết năm 1967 mà tiêu bản đang lưu giữ tại đền Ngọc Sơn.
Sẽ làm tiêu bản xác cụ rùa

Theo ông Đức, sau khi phát hiện xác cụ rùa nổi ở phía gần đường Lê Thái Tổ lúc 16h30 ngày 19/1, Ban quản lý khu vực Hồ Gươm đã đưa xác cụ rùa về đền Ngọc Sơn. Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã họp và thống nhất chuyển xác cụ rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Xác cụ rùa được chuyển đến Bảo tàng vào đêm 19/1, đang lưu giữ tại phòng lạnh, chờ xử lý.

Sẽ làm tiêu bản xác cụ rùa ảnh 1

Rùa Hoàn Kiếm.

Vì sao cụ rùa chết? Theo PGS Đức, cần thành lập một hội đồng chuyên môn mới xác định được nguyên nhân. Theo TS Nguyễn Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm năm 2011, cá thể rùa đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới. TS Tề cho biết, trong lần cứu chữa năm 2011, chưa xác định chính xác tuổi của cụ rùa. Tuy nhiên, ước tính cụ rùa vài trăm tuổi. Cụ rùa cũng đạt đến kích thước tối đa với chiều dài 2,08 mét, rộng 1,08 mét, nặng 169kg. Cá thể rùa sống lâu nhất trên thế giới được ghi nhận là 180 năm. Vì thế, cụ rùa hồ Hoàn Kiếm thuộc loài sống lâu nhất thế giới. Cụ rùa chết có thể do đã quá già, nhất là trong thời tiết lạnh hiện nay.

Hồ Gươm đã hết Rùa Hoàn Kiếm?

Cụ rùa chết, câu hỏi Hồ Gươm có bao nhiêu cụ rùa nữa lại được đặt ra. Có nhiều giả thiết về câu trả lời. Ông Lưu Đức Ngò, một giáo viên về hưu, thợ ảnh nghiệp dư chuyên chụp ảnh rùa Hoàn Kiếm công bố bằng chứng Hồ Gươm có ít nhất 5 cá thể rùa Hoàn Kiếm qua 500 ảnh rùa ở Hồ Gươm được ông chụp hơn 10 năm qua, từ năm 2002 đến nay. Kể từ lần đầu tiên công bố Hồ Gươm có ít nhất 5 cá thể rùa Hoàn Kiếm vào đầu năm 2003, cho đến chiều qua, ông Ngò vẫn một mực giữ nguyên quan điểm của mình. Theo ông, 5 cụ có những đặc điểm khác nhau, một cụ mép trên bên phải có hai múi, sống mũi nhô cao, một cụ mép trên bên phải có một múi, một cụ mất cả một hàm phía dưới, cụ khác có một đốm trắng hơi lệch về bên trái. Theo ông Ngò đây chính là cụ rùa mà PGS.TS Hà Đình Đức nói đến. Một cụ khác có đầu vàng và nhiều vết nhăn quanh mép. Trong đó ông Ngò để ý nhất đến một cụ đầu đen và một cụ đầu vàng. Ông đưa ra các mô tả như rùa đen có vẻ nhỏ hơn, đầu nhọn, miệng bé hơn, trong khi rùa vàng ngược lại, da đầu màu vàng, đầu to hơn, miệng rộng hơn.

Lý giải về việc năm 2011, trong thời gian một cá thể rùa Hoàn Kiếm được đưa vào bể chữa trị thì không thấy có cá thể nào khác nổi lên, ông Ngò cho biết: Trong hơn 10 năm đi chụp ảnh rùa Hoàn Kiếm, tôi thấy có những thời điểm 8 tháng liền cụ rùa không nổi lên một lần. Vì thế, việc rùa hoàn Kiếm không nổi lên trong một khoảng thời gian cũng là chuyện bình thường.

Một thành viên trong hội đồng chữa trị cá thể rùa Hoàn Kiếm năm 2011 từng cho rằng, khi chữa trị cho cá thể được đưa lên bờ thì dưới hồ vẫn còn ít nhất một cá thể khác. Tuy nhiên, thông tin trên không được phía thành phố Hà Nội xác nhận.

Theo TS Nguyễn Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm năm 2011, cá thể rùa đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới.

Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong chiều qua (20/1), PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng, chỉ có một cá thể rùa Hoàn Kiếm sinh sống ở Hồ Gươm. Quan điểm này được PGS Đức bảo lưu nhiều năm nay. Ông nói “Tôi trực tiếp quan sát, theo dõi rùa Hoàn Kiếm từ 1991, chụp hàng nghìn bức ảnh, ghi hình động hàng trăm phút. Tôi chỉ thấy một cụ rùa có bớt trắng hình sao trên đỉnh đầu hơi lệch về phía bên trái”. Đến nay, vẫn chưa ai chụp được hai cụ nổi cùng lúc.

Nếu quả thật chỉ có một cá thể, vậy Hồ Gươm sẽ không còn loài rùa Hoàn Kiếm? Rùa Hoàn Kiếm là tên do các chuyên gia quốc tế thuộc Chương trình Rùa châu Á (ATP) đặt cho loài rùa có tên khoa học Rafetus swinhoei. Theo ATP, cả thế giới hiện chỉ còn bốn cá thể được biết đến, trong đó hai cá thể ở Trung Quốc. Hai cá thể ở Việt Nam gồm một ở Đồng Mô và một ở Hồ Gươm. Cặp cá thể ở Trung Quốc từng được cho ghép đôi năm 2008. Tuy nhiên, trong số hàng trăm quả trứng đẻ ra, không quả nào nở thành con. Trước đó, loài này có tên là giải Thượng Hải. Nếu giả thiết này là đúng, Việt Nam còn một cá thể rùa cùng loài với cụ rùa.

Tuy nhiên, PGS.TS Hà Đình Đức và TS Lê Trần Bình - nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học lại có ý kiến khác, đều cho rằng rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm không phải là loài Rafetus swinhoei mà là một loài khác, hoàn toàn mới. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, công bố của hai tác giả đều vẫn chưa được quốc tế công nhận.

Để trả lời câu hỏi Hồ Gươm có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm, một chuyên gia từng tham gia chữa trị rùa Hoàn Kiếm năm 2011 cho rằng, Hà Nội có thể thực hiện kiểm kê để trả lời cho người dân. Việc này dễ thực hiện về mặt kỹ thuật. Cũng theo vị chuyên gia này, có thể xây dựng một đề tài tìm cứu cá thể rùa Hoàn Kiếm ở quy mô cả nước.

Theo Tiền Phong

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.