1 Sông nào chảy qua lãnh thổ của 5 quốc gia Đông Nam Á?
icon
Sông Ấn
icon
Sông Hằng
icon
Sông Mê Kông
icon
Sông Mê Nam
Giải thích Có chiều dài lên tới hơn 4.300 km, Mê Kông là một trong những dòng sông dài nhất thế giới. Dòng sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua lãnh thổ của 5 nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và đổ ra biển Đông ở miền Tây Nam Bộ nước ta.
2 Dòng sông dài nhất Đông Nam Á chảy giữa hai quốc gia nào sau đây?
icon
Lào và Thái Lan
icon
Lào và Campuchia
icon
Thái Lan và Campuchia
icon
Thái Lan và Myanmar
Giải thích Khi chảy vào Đông Nam Á, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào, sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào ở tỉnh Bokeo.
3 Angkor Wat là di sản UNESCO của nước nào?
icon
Lào
icon
Myanmar
icon
Campuchia
icon
Thái Lan
Giải thích Angkor Wat là quần thể đền đài tại Angkor, tỉnh Siem Reap của Campuchia. Đây là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 160 ha, được xem là đỉnh cao phong cách kiến trúc Khmer. Angkor Wat do vua Suryavarman II xây dựng vào đầu thế kỷ 12 nhằm tượng trưng cho núi Meru, quê hương của các vị thần cổ đại. Là biểu tượng quốc gia và niềm tự hào của người dân, Angkor Wat xuất hiện trên quốc kỳ nước này.
4 Người dân nước Đông Nam Á nào kiêng người lạ xoa đầu con mình?
icon
Campuchia
icon
Lào
icon
Myanmar
icon
Thái Lan
Giải thích Theo quan niệm của người dân nước này, người lạ không được xoa đầu con mình. Họ tin rằng đầu là nơi linh thiêng, chỉ có thần linh và cha mẹ của chúng mới được chạm vào. Ngay cả người lớn, họ cũng kiêng chạm vào đầu.
5 Đâu là tên của loại trang phục truyền thống ở Campuchia?
icon
Sampot
icon
Phasin
icon
Saya baro’t
icon
Sinh
Giải thích Sampot là trang phục truyền thống có từ rất lâu đời của người Campuchia. Ngày nay, người dân cả nam và nữ ở nông thôn vẫn thường xuyên mặc sampot, như một dạng khăn quấn.
6 Ngôi đền nào sau đây ở Campuchia được công nhận di sản UNESCO?
icon
Wat Rong Khun
icon
Pura Besakih
icon
Wat Xieng Thong
icon
Prasat Preah Vihear
Giải thích Prasat Preah Vihear là ngôi đền ở Campuchia gần biên giới Thái Lan, được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó tọa lạc. Ngôi đền đầu tiên được dùng để thờ thần Shiva vào khoảng thế kỷ thứ 9. Năm 2008, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đền Preah Vihear, Campuchia là di sản văn hóa thế giới.
7 Hơn 90% người dân Campuchia theo tôn giáo nào?
icon
Ấn Độ giáo
icon
Hồi giáo
icon
Phật giáo
icon
Hindu giáo
Giải thích Theo Facts and Details, khoảng 95% dân số Campuchia theo Phật giáo Theravada (Phật giáo Nguyên thủy/Phật giáo Thượng tọa bộ), một nhánh của Phật giáo Tiểu thừa phổ biến ở Thái Lan, Lào, Myanmar và Sri Lanka.
8 Theo phong tục Campuchia, sau khi lấy vợ, con trai phải làm gì?
icon
Ở rể
icon
Ở riêng
icon
Cắt móng tay
icon
Cắt máu ăn thề
Giải thích Người Khmer theo chế độ mẫu hệ, con gái cưới chồng, con trai phải ở rể. Phong tục này có từ sự tích núi Chàng và núi Nàng ở Kampong Cham. Con trai thua trong cuộc thi đắp núi nên phải về nhà con gái ở. Ngoài ra, người Campuchia còn có tục cắt tóc trong đám cưới.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.