Sự cố thủy điện Sông Bung 2 do vỡ miệng cống dẫn dòng

(Ngày Nay) - Trước sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Bung 2, chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam nhận định có thể đơn vị thi công không tính toán kỹ nên lũ về gây vỡ miệng cống dẫn dòng.
Cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Đ.Hoang.
Cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Đ.Hoang.

Trao đổi với Zing.vn tối 13/9, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nhận định sau khi đối chứng, phân tích loại trừ, sự cố xảy ra ở nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Quảng Nam) là do vỡ miệng cống dẫn dòng (còn gọi là kênh dẫn dòng). 

Theo ông Tứ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ dẫn nước thi công xây đập chính, đơn vị thi công đổ bê tông bịt kín miệng cống dẫn để chặn dòng tích nước lòng hồ phục vụ phát điện.

Trong trường hợp "hàn khẩu" cống dẫn dòng nếu đơn vị thi công không tính toán kỹ hoặc giải pháp thi công không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình kém thì khi gặp lũ lớn tràn về sẽ tạo áp lực lớn gây vỡ miệng cống. Nước từ lòng hồ chảy qua cống dẫn này ồ ạt tràn về vùng hạ lưu. 

"Nhiều khả năng các công nhân đang trong thi công hoàn thiện bịt miệng cống dẫn dòng, dâng nước tích lòng hồ đáp ứng nhu cầu phát điện thì xảy ra sự cố", vị chuyên gia nói.

Tối 13/9, lãnh đạo Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 cũng cho biết, không phải vỡ đập thủy điện mà là vỡ cống dẫn dòng (hay còn gọi là hầm dẫn dòng) dưới thân đập chính.

Cống dẫn dòng này dùng để thông bên tích nước và bên không có nước, dài khoảng 400m, nằm ở dưới và đi song song với ba cửa xả của đập thủy điện.

“Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 gây mưa lớn kéo dài tạo nên lũ lớn nên cao trình mực nước lòng hồ dâng cao tạo áp lực cường độ mạnh dẫn đến vỡ cống dẫn dòng, nước tuôn chảy về hạ lưu. Hiện toàn bộ đập chính vẫn an toàn, trong tầm kiểm soát”, lãnh đạo Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 cho hay.

Đập thủy điện Sông Bung 2 được tích nước từ đầu tháng 9 cho đến nay. Thủy điện sông Bung 2 vừa tổ chức chặn dòng 10 ngày trước nhằm chuẩn bị cho công tác phát điện dự kiến vào cuối năm 2016.

Tối cùng ngày, Chủ đầu tư xác nhận, bước đầu đơn vị xác định, sự cố vỡ cống dẫn dòng cuốn trôi hai công nhân vận hành máy xúc thuộc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 mất tích gồm: Đặng Văn Tuyền (37 tuổi, ngụ tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Minh Luân (24 tuổi, quê tỉnh Phú Thọ).

Công trình thủy điện Sông Bung 2 có quy mô công suất 100MW (lớn thứ tư Quảng Nam, sau Thủy điện A Vương, Sông Tranh và Sông Bung 4) được triển khai xây dựng trên địa bàn các xã La Eê, Zuôi, Chơ Chuôn (huyện Nam Giang) và Tr’Hy (huyện Tây Giang) tỉnh Quảng Nam.

Dự án thủy điện Sông Bung 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và được khởi công xây dựng vào cuối năm 2012 với tổng vốn đầu tư ban đầu trên 3.600 tỷ đồng, công suất lắp máy 100 MW, thời gian hoàn thành dự án vào năm 2016. Công trình này gần đây từng gây xôn xao dư luận khi được điều chỉnh số vốn tăng thêm hơn 1.600 tỷ đồng (tăng khoảng 40% so với ban đầu) với hơn 5.200 tỷ đồng.

Theo Zing
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.