Tâm thư của thầy giáo dạy Lịch sử gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thầy giáo Trần Xuân Hùng đặt ra câu hỏi, nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng thì tại sao dư luận xã hội lại "dậy sóng" trước dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tích hợp môn Lịch sử...?
Tâm thư của thầy giáo dạy Lịch sử gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo

Liên quan đến nội dung tích hợp môn Lịch sử vào một số môn học khác trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mới đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, việc đổi mới này đã được Bộ nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như đã thí điểm dạy thử thành công.

Thầy giáo Trần Xuân Hùng, sinh năm 1976, giáo viên dạy môn Lịch sử tại Trường THPT Lý Thường Kiệt (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã đưa ra quan điểm cá nhân về việc tích hợp môn Lịch sử. Nội dung chia sẻ của thầy Hùng:

Đọc bài trả lời của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, tôi nhận thấy có những bất ổn, thiếu thuyết phục trong ý kiến trả lời thính giả của Thứ trưởng.
Theo lời Thứ Trưởng, "việc đổi mới này đã được Bộ nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như đã thí điểm dạy thử thành công". Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng thì tại sao dư luận xã hội lại "dậy sóng" trước dự thảo của Bộ về tích hợp môn Lịch sử...? Liệu những kinh nghiệm quốc tế được tham khảo có phù hợp với thực tiễn dạy - học ở nước ta hay không và thí điểm dạy thử thành công ở những đâu, quy mô như thế nào, đối tượng chính là ai..?

Cũng theo Thứ trưởng, "đội ngũ giáo viên hiện chưa thực sự quen với năng lực dạy học tích hợp thì thiết kế chương trình ở mức độ vừa phải". Xin hỏi, Bộ quan niệm thế nào là "thiết kế chương trình ở mức độ vừa phải"? Giáo viên chưa quen với năng lực dạy học tích hợp thì hiệu quả giảng dạy sẽ như thế nào khi tiến hành cải cách, các trường đại học cũng chưa kịp đổi mới chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên theo yêu cầu đổi mới của dự thảo, tức gốc chưa ổn thì liệu ngọn có tốt được không? Có đáp ứng tốt yêu cầu "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" không?

Tâm thư của thầy giáo dạy Lịch sử gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo - anh 1

Thầy giáo Trần Xuân Hùng.

Trước đây, do nhiều lý do, chúng ta đã để môn Lịch sử rơi vào tình trạng bị không ít người học "xa lánh", giờ lại tiếp tục cải cách theo hướng tích hợp, là môn học tự chọn và chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa học để tin rằng người học sẽ yêu thích, tự chọn môn Lịch sử. Như vậy, có khác nào việc chúng ta tiếp tục đẩy người học "rời xa và quay lưng với Lịch sử".

Nhà trường là một trong những môi trường lý tưởng để giáo dục lịch sử, truyền thống cho con người nhưng người học lại không chọn thì dự thảo này khác nào một đòn giáng chí mạng, biến chúng tôi, những giáo viên dạy Lịch sử thành những viên bại tướng ngay từ khi trận đấu chưa diễn ra tại chính sân nhà.

Tâm thư của thầy giáo dạy Lịch sử gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo - anh 2

Tiết học Lịch sử tại trường THPT Lý Thường Kiệt (Hải Phòng).

Thất bại của một trận đánh, của một dự án lớn sẽ nhìn thấy hậu quả ngay nhưng chưa hẳn đã là thảm họa. Song chỉ một sai lầm nhỏ trong cải cách giáo dục, nhất là trong bộ môn Lịch sử thì thảm họa thật khó lường bởi nếu chúng ta "bắn vào quá khứ một phát súng trường thì tương lai sẽ trả lời bằng một viên đại bác".

Tóm lại, tích hợp hay không, tự chọn hay không với môn Lịch sử tôi không quá nặng nề song phải được nghiên cứu thấu đáo. Dự thảo này, theo tôi còn bộc lộ sự nóng vội, thiếu căn cứ khoa học, chưa thực sự khách quan, không thật sự phù hợp quan với đổi mới căn bản, toàn diện... nên cần phải cân nhắc, xem xét tiếp.

Trần Xuân Hùng

>>> Xem thêm:

Phía sau câu chuyện trò đọc sách ngược trên VTV là điều gì?

Cận cảnh nhan sắc của 20 cô gái nổi bật nhất cuộc thi "Miss du học sinh Việt 2015"

Bài văn điểm 10 đầy sáng tạo về nghịch cảnh trần gian

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.