Tâm thư trả lời của ‘bác Y tế’ gửi ‘Dân’

Gửi người viết Tâm thư cho bác Y tế. Tôi coi nó chỉ là ý kiến cá nhân. Vì tôi cũng là người dân, và ý kiến của cá nhân bác không đại diện cho một bộ phận người dân như tôi.
Tâm thư trả lời của ‘bác Y tế’ gửi ‘Dân’

Kính gửi bác Dân!

(Thật ra bác có tên nhưng không chịu xưng, mà lại tự nhận mình là “Dân” nên tôi chả còn cách nào khác đành gọi bác là “Dân” vậy).

Giữa lúc đang bộn bề công việc, tôi bất ngờ đọc được tâm thư của bác. Biết là lá thư của bác Dân “nhỏ nhoi”, nhưng lúc đọc tôi lại thấy một nỗi đau lớn. Tôi đau vì ngành Y chúng tôi thiệt thòi thì ít mà phần lớn do thấy bác Dân hoặc quá thiếu thông tin hoặc vì một lý do nào đó lại cố lờ đi những sự thật hiển nhiên.

Mặc dù tôi không tin bác thiếu thông tin trong cái thời đại bùng nổ internet này, nhưng tôi buộc phải đổ cho lý do này vì như bác nói “niềm hy vọng thì nên nắm giữ chứ buông tay ra thì biết bám víu vào đâu?”.

Tôi quyết định ngồi đây, kỳ cạch gõ bức “tâm tình” này để đảm bảo bác không thiếu thông tin và hy vọng bác có thể vui vẻ chấp nhận việc tăng giá dịch vụ y tế.

Bác Dân à! Không biết bác có nhớ lần nâng “lương tối thiểu” đầu tiên của bác vào năm nào không và bác đã có bao nhiêu lần nâng lương kể từ “cái thủa đầu tiên ấy”?

Nếu bác không nhớ thì để tôi nhờ Wikipedia nhắc cho bác nhớ: “Từ tháng 1 năm 1997”, Chính phủ “nâng mức lương tối thiểu từ 120.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 05/CP ngày 26 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ lên 144.000 đồng/tháng” áp dụng đối với những người “không giầu không nghèo” như bác đó bác Dân.

Thưa bác, từ đó tới năm 2015 bác đã được tăng 15 lần, và mức lương tối thiểu (mức thấp nhất) cuối cùng bác nhận là 2.150.000 đồng/tháng. Thưa bác như vậy mức lương tối thiểu của bác đã tăng gần 18 lần (tương đương với 1800%) sau 21 năm. Không quá tệ bác nhỉ!

Vẫn tệ ạ? Cái này mới là tệ hơn bác này: Giá dịch vụ Y Tế không thay đổi từ năm 1992 tới 2015, và mức tăng mà bác gọi là đại “nhảy cóc” đó chỉ có 30%, không khác là bao so với những lần “leo thang từng bậc” của giá xăng hay lương tối thiểu đâu bác nhỉ. Để tăng được 30% đó ngành Y tế chúng tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay suốt gần một phần tư thế kỷ.

Bác Dân à! Trước khi trả lời cầu hỏi có vẻ thách thức của bác về việc tăng giá dịch vụ y tế có đi kèm với tăng chất lượng khám chữa bệnh hay không, tôi xin hỏi bác 2 câu:

Chất lượng xăng có tăng khi tăng giá xăng không?

Năng suất lao động của bác Dân có tăng khi được nâng lương tối thiểu không?

Quay về câu hỏi của bác, tôi xin trả lời thẳng luôn: trong suốt một phần tư thế kỷ vừa qua, chất lượng khám chữa bệnh của ngành Y chúng tôi liên tục tăng, tăng đều và tăng ổn định.

Bác biết không, theo số liệu thống kê của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank): Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng dần đều từ 71 (năm 1990) lên tới 76 (năm 2013). Tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm từ 24/1000 trẻ sống (năm 1990) xuống còn 11/1000 trẻ (năm 2015). Tỷ lệ tử vong nhũ nhi giảm từ 37/1000 trẻ sống (năm 1990) xuống còn 17/1000 trẻ (năm 2015).

Đấy là chưa kể hàng trăm ngàn kỹ thuật mới, tiên tiến được ngành Y chúng tôi áp dụng, cứu sống hàng triệu lượt người trong suốt một phần tư thế kỷ vừa qua. Một vài ví dụ nêu ra để bác rõ: nếu như những năm 90 của thế kỷ trước, nhồi máu cơ tim cầm chắc cái chết, nhồi máu não hầu như bán thân bất toại phải vệ sinh tại chỗ thì ngày nay, phần lớn các bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau can thiệp mạch vành đã quay trở về với cuộc sống. Và rất nhiều bệnh nhân nhồi máu não đi lại bình thường sau vài ngày điều trị bằng tiêu sợi huyết.

Ấn tượng đấy chứ nhỉ? Bác nên nhớ thành quả này đạt được kể cả khi giá dịch vụ y tế được đóng băng trong 23 năm bác nhé! Bác yên tâm, đừng lo “chót lưỡi đầu môi” vì “bản tính” ngành Y chúng tôi luôn phải nhẫn nhịn, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tôi chắc với bác luôn, sau đợt tăng giá này, chất lượng khám chữa bệnh còn tăng mạnh nữa!

Tôi lại phải nói chuyện về cái mà bác gọi là “góc khuất” của ngành Y. Đầu tiên là quy trình “chờ lâu khám nhanh”. Bác phàn nàn về việc xếp hàng chờ lâu và coi đó là cực hình, nhưng đối với cá nhân tôi và toàn thể ngành Y nói chung thì “chờ đợi là hạnh phúc”.

Ấy bác Dân đừng cười đểu tôi! Tôi nói thế vì tôi thấy mấy người đến viện được ưu tiên chen hàng, không phải chờ toàn mấy người sắp chết cả. So với những người bệnh thập tử nhất sinh đó, chờ đợi quả là hạnh phúc bác Dân nhỉ?

Đối với trường hợp không cấp cứu thì theo tôi việc xếp hàng chờ tới lượt là biểu hiện của văn minh đó bác ạ! Tôi rất cảm thông với bác Dân vì bác bị di chứng nặng nề của việc xếp hàng thời bao cấp, nhưng mong không phải vì thế mà bác lại áp dụng văn hóa Hội Gióng và Đền Trần vào các bệnh viện của chúng tôi.

Nếu xét thuần túy về thời gian chờ khám bệnh có lẽ bác đúng là đang sống trên thiên đường đó bác Dân ạ. Theo New York Time, thời gian chờ để khám Da Liễu tại Mỹ là 29 ngày, chờ khám sức khỏe tại Boston là 66 ngày, chờ khám tim tại Washington là 32 ngày. Thật không thể chấp nhận được bác nhỉ! Tôi công nhận bác Dân nói đúng: người không bệnh chờ khám kiểu Mỹ còn muốn đổ bệnh huống gì là người mang bệnh trong người.

Bác Dân à! Sao bác lại ác ý đổ oan cho chúng tôi là khám “siêu nhanh” thế. Bác nói chúng tôi khám bệnh một phút là bác đang lạm dụng kỹ thuật tu từ dạng ngoa ngôn. Bác bảo người bệnh chưa kịp khai triệu chứng mà chúng tôi đã kê đơn thuốc là đặt điều. Chúng tôi cũng phải nghe họ nói để còn định hướng mà khám, rồi cho xét nghiệm, sơ bộ chẩn đoán, còn kê thuốc chứ ạ.

Tôi không biết bác có biết tính chia không, chứ 100 bệnh nhân như bác nói rải đều trong 8 giờ vàng ngọc, thì mỗi bệnh nhân chỉ được gặp chúng tôi có 4 phút 48 giây. Chúng tôi chỉ kịp nghe triệu chứng, khám và kê đơn thuốc. Chúng tôi cũng muốn ngồi thêm với bác ít phút nữa để giải thích các thắc mắc bệnh tật của bác, cơ mà không có điều kiện bác à. Tôi chỉ chậm 1 chút thôi là người bệnh đợi sau la ó rồi.

Chúng tôi nào có dám “đuổi” bác đâu nhưng thêm cho bác 1 phút tức là tước đi của bệnh nhân đợi sau 1 phút. Tôi nói thật với bác, khi khám bệnh chúng tôi không dám cả uống nước, vì uống nước thì hay mắc tiểu, mà mỗi lần đi tiểu thì lại mất một lượt khám cho bệnh nhân. Chúng tôi thương bệnh nhân lắm bác ạ!

Hơn nữa, bác bức xức về thuốc bảo hiểm vừa thiếu vừa kém, nhưng bác lại không muốn đóng bảo hiểm. Thưa bác, chi phí của nước Mỹ cho bảo hiểm Y tế chiếm tới 17.6% GDP (số liệu năm 2012). Nếu ốp nguyên mẫu này vào Việt Nam, thì thưa bác Dân, trung bình mỗi người dân trong số 91.700.000 người Việt (đang tạo ra 186,2 tỷ đô la GDP) sẽ phải đóng tới khoảng 8 triệu đồng cho 1 năm bảo hiểm y tế (gấp 3,7 lần mức lương tối thiểu). Có mấy trăm nghìn phí bảo hiểm y tế thôi mà đã tới 40% người dân không muốn đóng, thì thử hỏi cơ quan bảo hiểm lấy tiền đâu ra mua thuốc tốt và đủ cho bác?

Tóm lại, đọc bức tâm thư đó tôi chỉ toàn thấy bác mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình mà chả đếm xỉa gì tới hạnh phúc của người khác. Và tôi coi nó chỉ là ý kiến cá nhân. Vì tôi cũng là một người dân.Và ý kiến của cá nhân bác không đại diện cho một bộ phận người dân như tôi.

Tôi mong bác hãy cống hiến và sống có trách nhiệm với xã hội trước khi khoác chữ “Dân” để đòi hỏi quyền lợi cho mình.

Kính bác!

Bùi Nghĩa Thịnh

(Một bác Y tế bình thường)

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.