Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển văn hóa, nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, theo đúng quy trình, thủ tục, báo cáo cấp có thẩm quyền...
Quang cảnh buổi họp.
Quang cảnh buổi họp.

Ngày 22/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một số bộ, ngành liên quan cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa thuộc Chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030 (Chương trình).

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng nêu rõ, sau 1 năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021) với những tổng kết, đánh giá về lý luận, thực tiễn cũng như con đường phát triển của văn hóa cùng với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhiều vấn đề mới đã được đặt ra như văn hóa trong Đảng, hệ thống chính trị, nhân dân; văn hóa trong xã hội số; văn hóa môi trường...

Khẳng định văn hóa là lực lượng xung kích trong phòng, chống tiêu cực, lãng phí, suy thoái đạo đức và tư tưởng, Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng Chương trình là nhiệm vụ cấp bách, cần bám sát thực tiễn, nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 6/9/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Kết luận 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công mục tiêu “Xây dựng, gìn giữ, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới.”

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan; ý kiến tâm huyết, sát thực tiễn của các chuyên gia, văn nghệ sỹ, trí thức về nội dung Chương trình, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, theo đúng quy trình, thủ tục, báo cáo cấp có thẩm quyền; bảo đảm văn hóa phát triển cân đối, hài hòa với chính trị, kinh tế-xã hội.

Nêu rõ sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến vấn đề phát triển văn hóa, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương rà soát những dự án, kế hoạch, chiến lược đang thực hiện; các vấn đề cấp bách, nội dung mới trong Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), để đưa vào Chương trình, bảo đảm không không trùng lặp, chồng chéo, có mục tiêu, dự án cụ thể đến năm 2025.

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển văn hóa, nghệ thuật ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo.

“Quan trọng nhất là phải thể chế hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển văn hóa, nghệ thuật, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ đáp ứng yêu cầu định hướng tư tưởng, chính trị trong tình hình mới,” Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cho rằng, phát triển văn hóa phải gắn với con người, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa vật thể, phi vật thể, giữ gìn bản sắc văn hóa trong từng cộng đồng, làng xã; thúc đẩy yếu tố văn hóa trong mọi lĩnh vực, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo... Đồng thời, định hướng phát triển công nghiệp văn hóa cần thay đổi căn bản tư duy, cách tiếp cận với tinh thần “văn hóa hóa kinh tế, kinh tế hóa văn hóa.”

Nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong xã hội số là lĩnh vực rất mới, Phó Thủ tướng gợi mở hướng tiếp cận không đơn thuần số hóa các di tích, di sản văn hóa, lịch sử mà cần nghiên cứu cơ bản, thiết lập hệ quy phạm, quy chuẩn đạo đức, ứng xử trên không gian số.

Nhắc lại câu nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Bác Hồ, Phó Thủ tướng nêu, nghiên cứu cơ bản về văn hóa phải đi trước, làm cơ sở nâng cao nhận thức về văn hóa trong mọi lĩnh vực, mọi giai tầng của xã hội; trả lời câu hỏi về vai trò của văn hóa để đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng...

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, mục tiêu tổng quát của Chương trình là chấn hưng, thúc đẩy văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; tăng đầu tư cho phát triển văn hóa ở Trung ương và địa phương tương xứng với vai trò, vị trí của ngành Văn hóa trong điều kiện chung của đất nước, hướng tới mục tiêu đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai.

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển văn hóa, nghệ thuật ảnh 2

Các đại biểu tham dự.

Chương trình đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp lớn. Đó là nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân, giáo dục đạo đức, lối sống. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy bền vững di sản văn hóa vật thể và vật thể truyền thống, tiêu biểu, đặc sắc của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo.

Bên cạnh đó, chương trình còn ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; xây dựng, quảng bá các chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, đặc sắc về nội dung, đa dạng về hình thức, có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng.

Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, phát triển văn hóa số trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng các thành tựu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.