Thành phố trong… khói

Thành phố trong… khói

Thành phố trong… khói ảnh 1
Thành phố trong… khói ảnh 2

Khảo sát gần đây về hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có khoảng 55.000 bếp khắp Thủ đô vẫn đều đều đốt lửa mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng vỉa hè.... Càng đi sâu vào nội thành, đi sâu vào hang cùng ngõ hẻm, hình ảnh những chiếc bếp than rực hồng suốt ngày càng trở nên phổ biến. Cư dân các quận: Ba Đình, Đống Đa, Long Biên sử dụng bếp than tổ ong nhiều nhất Hà Nội.

Thành phố trong… khói ảnh 3

Kết quả khảo sát đối với 600 hộ dân tại 3 quận, huyện tham gia thí điểm gồm Ba Đình, Đống Đa, Sóc Sơn cho thấy: Cơ cấu sử dụng bếp than cho việc kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là 73%, Sóc Sơn 63%, Đống Đa là 56%. Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong cơ cấu theo mục đích sử dụng cũng cho thấy bếp than tổ ong được sử dụng cho mục đích kinh doanh tại 3 quận, huyện trên cũng chiếm 67,8 đến 74,7%. Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…

Thành phố trong… khói ảnh 4

Những con số khảo sát vào năm 2017 đã khiến không ít người về mức độ ô nhiễm ở Hà Nội: Lượng bụi PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội lên tới 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới – WHO (10µg/m3). Với lượng bụi này, Hà Nội chỉ đứng sau Thủ đô New Delhi của Ấn Độ - một trong những khu vực ô nhiễm nặng nề trên thế giới. Trước đó, trong năm 2016, Hà Nội đã có 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các chỉ số bụi PM10 và PM2.5 đều vượt ngưỡng trung bình năm.

Cũng trong năm 2017, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã tiến hành lắp đặt máy đo chất lượng không khí trong nhà tại 4 địa điểm ở Hà Nội gồm: phố Trần Thái Tông, Hà Đông, Khương Đình và Cầu Diễn. Những con số đo được vẽ nên bức tranh về bầu không khí của Hà Nội: chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Thủ đô Hà Nội có 103 ngày ở ngưỡng trung bình, 14 ngày vượt quy chuẩn quốc gia, 257 ngày vượt quá tiêu chuẩn WHO.

Sang năm 2018, tình trạng không mấy khả quan,, 91% số ngày trong 3 tháng đầu năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vẫn liên tục vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO .

Thành phố trong… khói ảnh 5

Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, ở Việt Nam, có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 (bụi mịn) cao hơn mức khuyến cáo của WHO. Cũng theo WHO, các bệnh tim mạch và đột quỵ là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí, chiếm tới 80% số ca tử vong sớm; tiếp theo đó là các bệnh về phổi và ung thư phổi.

Thành phố trong… khói ảnh 6

Các chuyên gia khuyến cáo người dân Thủ đô nên kiểm tra chỉ số chất lượng không khí ngoài trời trước khi ra ngoài. Hiện nay đã có một số website cho phép người dân “check” chất lượng không khí như aqi.org, moitruongthudo.com, cem.gov.vn,… hoặc ứng dụng di động AirVisual App để tự bảo vệ sức khỏe. Theo đó, chỉ số AQI từ 101-200 là chất lượng không khí kém, không tốt cho sức khỏe đối với các nhóm nhạy cảm như bệnh nhân về hô hấp, tim mạch.

Chỉ số AQI từ 201-300 tương đương mức xấu, những người mắc bệnh về tim, hô hấp nên ở trong nhà, những người khỏe mạnh cũng nên tránh ra ngoài. Chỉ số AQI hơn 300 thì chất lượng ở mức nguy hại. Ở mức này, mọi người được khuyến cáo nên ở trong nhà. Còn nếu không thể ở nhà, người dân nên hạn chế đến những nơi có nồng độ ô nhiễm cao, nên đeo khẩu trang bất cứ lúc nào để ngăn ngừa hệ lụy từ bụi PM 2.5 và các chất ô nhiễm.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia về môi trường, các loại khẩu trang thông thường chỉ giữ lại được những hạt bụi lớn. Các loại khẩu trang có thể ngăn cản được các hạt bụi siêu nhỏ và các chất ô nhiễm phải có lớp lọc tiêu chuẩn N95 hoặc cao hơn như N99, N100 lại không phổ biến.

Thành phố trong… khói ảnh 7

GS Nghiêm Trung Dũng (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm là do khí thải giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, đốt bếp than, đốt rơm rạ… “Cùng với quá trình đô thị hoá, lượng phương tiện cá nhân tăng lên rất nhanh, tạo ra lượng lớn khí thải. Điều này lí giải vì sao trong giờ cao điểm, nồng độ ô nhiễm lại tăng cao đột biến. Một lượng lớn phương tiện đã hết hạn sử dụng từ năm 2000 vẫn hoạt động hàng ngày, xả khí thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng”- GS Dũng lí giải.

Thành phố trong… khói ảnh 8


Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội, ông Nghiêm Trung Dũng đề xuất, cần quản lý giao thông, quy hoạch lại đô thị và cần kiểm soát phát thải của phương tiện giao thông cơ giới. Cố gắng đưa cộng đồng và thị trường vào mối quan tâm chung về ô nhiễm, tăng cường sử dụng biện pháp kinh tế thay vì biện pháp hành chính…

Còn theo bà Ngụy Như Khanh, Giám đốc điều hành GreenID, cần ban hành Luật bảo vệ không khí sạch, giảm phát thải nhiệt điện than, dùng năng lượng tái tạo, giảm phát thải từ phương tiện giao thông,… Công khai thông tin về tác động của ô nhiễm không khí và nỗ lực thay đổi hành vi của người dân.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng là do quá trình đô thị hoá và hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra rất mạnh mẽ, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển…

Thành phố trong… khói ảnh 9

Thời gian tới, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ phối hợp với các ngành, các địa phương ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn tiệm cận với các mức của các nước có trình độ tiên tiến để kiểm soát khói, bụi từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải.

Đối với 3 lĩnh vực gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là giao thông, xây dựng, công nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương cần phối hợp để quản lý chất lượng phương tiện giao thông, tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị bền vững, quy hoạch hợp lý các tuyến giao thông đô thị, tăng mật độ cây xanh, áp dụng biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông…; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng; giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp, khuyến khích phát triển công nghiệp thân thiện môi trường.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?