Khủng hoảng ô nhiễm môi trường

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 1
Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 2

Khi mức độ ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng ở các trung tâm đô thị lớn trên thế giới, nhất là các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, giới khoa học bắt đầu thấy sự thay đổi toàn cầu về các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi.

Từ năm 1952, bầu không khí ô nhiễm dày đặc bao phủ thành phố London trong 5 ngày đã dẫn đến ít nhất 8.000 ca tử vong sớm, đây được coi là cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử Châu Âu.

Hơn 60 năm sau, vào năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại các hạt vật chất trong không khí ô nhiễm như một chất gây ung thư nguy hiểm.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 3

Năm 2017, các chuyên gia cảnh báo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã báo cáo rằng ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chết sớm, giết chết khoảng 4,2 triệu người trong năm 2015 – con số này nhiều hơn khoảng 1 triệu người so với số người chết vì AIDS, sốt rét và bệnh lao trong cùng năm gộp lại.

Khoảng 4.2 triệu ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí là do bệnh tim và đột quỵ, khoảng 42% (khoảng 1,7 triệu ca tử vong) là do ung thư phổi và các bệnh hô hấp khác. Các chuyên gia ước tính rằng ô nhiễm không khí là tác nhân gây ra 16,5% trên tổng số 1,7 triệu ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 4

Có nhiều bằng chứng cho thấy người hút thuốc hay không hút thuốc đều bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, bất cứ ai cũng có thể bị ung thư phổi. Ô nhiễm không khí là một hỗn hợp phức tạp của của các loại chất khí (các hạt rắn và lỏng) trong không khí. Chất gây ô nhiễm quan trọng nhất là ô nhiễm hạt, còn gọi là chất hạt (PM) như bụi, bồ hóng, khói bụi hoặc khói thuốc. Hạt mịn, còn được gọi là PM2.5, hoặc các hạt nhỏ hơn 2,5 micron, có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người. PM2.5 được sản sinh trực tiếp từ quá trình cháy của nhiều loại nhiên liệu dựa trên cacbon, nhưng nó cũng có thể được sản xuất trong các phản ứng hóa học giữa các chất gây ô nhiễm đã có trong khí quyển. Khí thải xe cộ, khí thải công nghiệp, sử dụng nhiên liệu rắn và đốt rác là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí PM2.5 phổ biến nhất ở các trung tâm đô thị trên toàn thế giới.

Một nghiên cứu kéo dài trong 26 năm với một nhóm người không hút thuốc ở Mỹ cho thấy, đối với mỗi lần tăng 10 mcg/m3 ô nhiễm vật chất hạt, nguy cơ tử vong do ung thư phổi tăng lên tới 27%. Phát hiện này cho thấy nguy cơ mắc bệnh đối với người không hút thuốc lớn hơn đáng kể ở các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng như Bắc Kinh và Delhi, nơi mức PM2.5 trung bình hàng năm cao gấp nhiều lần các thành phố ở Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu đang khám phá mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với các bệnh ung thư không phải phổi. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa ô nhiễm vật chất hạt, nitơ dioxit và ôzôn với thận, bàng quang và ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông đối với trẻ chưa sinh và trẻ sơ sinh có liên quan đến nhiều bệnh ung thư ở trẻ em bao gồm ung thư bạch cầu và ung thư võng mạc.

Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư phổi là kết quả của hút thuốc lá nhưng có đến 15% xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc. Có quá nhiều người bị ô nhiễm không khí nên gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí hiện nay vô cùng trầm trọng. Bằng chứng của các nhà khoa học cũng cho thấy ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ gây ung thư, bệnh phổi mãn tính và bệnh tim mạch

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 5

Mức độ ô nhiễm không khí vẫn ở mức cao và đang gia tăng ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình.

Tốc độ phát triển nhanh chóng dẫn đến sự gia tăng các nguồn ô nhiễm ‘hiện đại’, chẳng hạn như công nghiệp, phát điện và xe có động cơ. Đồng thời, cơ sở hạ tầng kém phát triển ở các nước này không có khả năng tiếp cận với năng lượng sạch, hiện đại và phụ thuộc vào nhiên liệu rắn như gỗ, than và nhiên liệu sinh khối khác để sưởi ấm và nấu nướng trong nhà. Mức độ đe dọa sức khỏe với người hút thuốc và người không hút thuốc như nhau.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 6

Tác động tàn phá của ô nhiễm khói từ nhiên liệu rắn cũng đáng báo động, khiến gần 3 triệu người chết mỗi năm. Việc đốt rác này không được kiểm soát, kể từ khi bị cấm ở hầu hết các nước phát triển, lại là một vấn đề phổ biến ở các nước đang phát triển.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 7

Có những giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí toàn cầu, nhất là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Các quốc gia này cần hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả về chi phí để áp dụng các công nghệ và công nghệ tốt nhất được phát triển ở các nước giàu có, bao gồm hệ thống quản lý chất lượng không khí thành công và trợ cấp để tăng tốc độ tiếp cận với năng lượng sạch, hiện đại, công nghệ và nhiên liệu sạch.

Theo các nhà khoa học, cư dân đô thị cần phải được tuyên truyền về sự nguy hiểm của ô nhiễm không khí và các mối liên hệ với ung thư và các bệnh khác. Các chiến lược thành công được áp dụng trong kiểm soát thuốc lá trong vài thập kỷ qua có thể là những bằng chứng cho những nỗ lực này. Các chiến dịch thành công cho việc cấm hút thuốc tại các nhà hàng và những nơi công cộng đã giúp chúng ta hạn chế hít thở phải không khí ô nhiễm khói.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 8

Tiến bộ về kiểm soát thuốc lá cũng liên quan đến việc điều tra và xác định các hoạt động ngành công nghiệp ‘lừa đảo’ và ‘phi đạo đức’. Trong khi ô nhiễm không khí phức tạp hơn, điện, xe hơi, than và các ngành công nghiệp đều đóng vai trò trong việc trì hoãn việc đưa ra các quy định và công nghệ sẵn có có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải độc hại.

Cuối cùng, như với kiểm soát thuốc lá, các chính phủ phải đấu tranh để tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe và giải quyết gánh nặng của bệnh không lây nhiễm nên xem xét áp đặt thêm thuế, phí và tiền phạt vào các hoạt động gây ô nhiễm để bù đắp một số chi phí y tế liên quan đến ô nhiễm.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 9

Mặc dù việc kìm hãm ô nhiễm môi trường không khí ở các nước diễn ra chậm, nhưng sự hiểu biết và quyết tâm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ô nhiễm ở nhiều quốc gia đã tăng lên.

Ví dụ, Dhaka, Bangladesh gần đây đã cam kết tài trợ một phần cho công tác hiện đại hóa lò nung - được cho là gây nên 40% ô nhiễm không khí hạt bụi của thành phố.

Khủng hoảng ô nhiễm môi trường ảnh 10

Chính phủ Cameroon gần đây cũng đã thông báo việc áp dụng quy hoạch tổng thể quốc gia để tăng sử dụng nhiên liệu sạch lên 58% dân số vào năm 2030. Và tại Krakow, Ba Lan, chính phủ hiện đang cung cấp bồi hoàn và trợ cấp cho việc chuyển đổi hệ thống sưởi ấm dân cư từ than sang gas.

Các mối đe dọa đối với sức khỏe con người đang gia tăng, nên mọi quốc gia phải có biện pháp ngăn ngừa. Nguy cơ ung thư phổi gia tăng đối với người không hút thuốc gây ra bởi ô nhiễm không khí ngoài trời cho thấy cấm hút thuốc không thực sự làm cho thành phố không “hút thuốc” hoặc ngăn chặn tất cả các tổn hại về sức khỏe do hít phải không khí bị ô nhiễm khói. 

TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.