Thư gửi con tự kỷ: Làm mẹ phải có trái tim sắt & nghị lực thép

(Ngày Nay) - Ngày sinh ra con - đứa con trai đầu lòng với khuôn mặt khôi ngô, sức khỏe bình thường, mẹ đã khóc òa vì hạnh phúc. Đến khi con được tròn 25 tháng, hạnh phúc ấy vỡ vụn hoàn toàn dưới chân mẹ khi con được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn phát triển mức điểm lên đến 41. Khi ấy, mẹ mang bầu lần hai ở tháng thứ 7…
Nhờ được mẹ rèn giũa, hai anh em bé Bình rất thân thiết và yêu thương nhau
Nhờ được mẹ rèn giũa, hai anh em bé Bình rất thân thiết và yêu thương nhau

Những vòng xe “bão táp”

Từ khi sinh ra, con vẫn phát triển bình thường và vô cùng rắn rỏi, khỏe mạnh. Lên 1 tuổi, con bắt đầu nói được nhiều từ đơn: “Mẹ”, “nhanh lên”, “đi ra”… nhưng dần dần càng lớn, con càng mất dần ngôn ngữ.

Mọi người xung quanh bảo con chỉ chậm nói thôi, không sao đâu, có nhà con lên 4 tuổi mới nói được, chả sao! Mẹ yên tâm nghĩ con chỉ chậm nói. Nuôi con đầu lòng nên mẹ có chút bỡ ngỡ…  

Đến khi con được 25 tháng, mẹ gọi không phản ứng, con đòi gì là đòi bằng được, con không nghe ai trong nhà, nhất quyết phải đòi bằng được mới thôi, hễ nghe tiếng tivi là con chạy vù vào xem; bất thường quá, sốt ruột quá, mẹ bàn cùng bố cho con đi khám. Đến khi đưa con đi khám ở Viện Nhi Trung ương, bác sĩ chẩn đoán con bị rối loạn phát triển mức điểm lên đến 41, mẹ đã khóc rất nhiều, lúc đó mẹ đang mang bầu em con, đã đến tháng thứ 7. Bố mẹ tính cho con lên Hà Nội học vì trên đó có trung tâm dạy trẻ tự kỉ, nhưng nhà neo người, mẹ lại sắp ở cữ, đành tìm trung tâm gần nhà cho con. Tìm mãi mới được một trung tâm cho con theo học thì họ bắt con phải hòa nhập với trường mầm non thường 2 tháng mới nhận.

Ngày con học ở trung tâm là ngày mẹ sinh em ở cữ. Ba mẹ con chuyển về ở cùng ông bà ngoại. Nhà mình cách nhà ông bà hơn 30km, còn trung tâm con học cách nhà ông bà ngoại 20km. Lúc này, bố bận đi làm, mẹ ở cữ, “trăm sự” nhờ… ông ngoại.

Con bắt đầu học ở trung tâm khi tròn 28 tháng. Ông già yếu cùng chiếc xe máy cũ ngày nào cũng đưa đi đón về đứa con hơn 80 cây số. Ngày mưa sấm chớp đùng đùng hay nắng chói chang, hai ông cháu đều lóc cóc đường xa đi học. Cứ thế, hết hè lại đến đông lạnh... thấm thoát được 8 tháng, con vẫn chẳng tiến bộ là mấy. Con nói được mấy từ đơn “bà”, “ma”, “cam”... Nhưng nói được mấy từ đó nhưng không nhận thức được, học kiểu như học vẹt. Học như kiểu có cái nhà nhưng cái móng nhà nó không chắc, đổ lúc nào không biết.

Mẹ sốt ruột cho con đi test trên Viện Nhi, hoang mang khi nghe bác sĩ nói con bị nặng hơn, 45 điểm. Bác sĩ gay gắt mắng mẹ, học trung tâm làm gì, phải lên viện can thiệp. Chút xíu nữa là mẹ khóc giữa viện như một đứa trẻ.

Gia đình quyết định cho con nghỉ học tại trung tâm, đưa con lên Trung tâm chuyên biệt Ban Mai -Vĩnh Phúc.

Mất việc hay mất con?

Mẹ cai sữa sớm cho em, nhờ ông bà ngoại và các bác trông em rồi lặn lội đưa con lên Vĩnh Phúc. Học phí cao, tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt… đắt đỏ nhưng mẹ nỗ lực vay mượn, trang trải vì tương lai của con.  

Thời gian đầu học con chưa quen môi trường lạ, con ốm, sốt giật, bố ở quê vay mượn tiền “khăn gói” lên Vĩnh Phúc đóng viện phí. Con yếu ớt quá, phải nghỉ mất nửa tháng mới lại tiếp tục đi học. Ngày con học ở trung tâm, tối mẹ ra sức dạy ở nhà. Những khi con thức, mẹ không ngừng nói và dạy, dạy mọi lúc mọi nơi. Hai mẹ con dần ổn định trên Vĩnh Phúc thì đến  lượt em trai con ở nhà ốm sốt nhiều.

Thư gửi con tự kỷ: Làm mẹ phải có trái tim sắt & nghị lực thép ảnh 1Mẹ lúc nào cũng tận dụng thời gian rảnh để dạy con nói, dạy con viết...

Mẹ đành về quê, bố nhận “nhiệm vụ” lên Vĩnh Phúc trông con. Sáng bố chạy xe từ Vĩnh Phúc về Hưng Yên đi làm, chiều tối lại quay về Vĩnh Phúc chăm con. Sau khi trải qua 3 tháng liền con toàn sốt giật, mẹ lại là người ngày nào cũng trải qua chặng đường dài hàng trăm cây số đi đi về về từ Hưng Yên lên Vĩnh Phúc. Nhiều hôm mưa rào, sấm chớp đùng đùng, mẹ vừa đi vừa uống nước mưa. Có ngày xe hỏng, mẹ cầu cứu người đi đường giúp mẹ đẩy xe. Có lần nhờ người tốt bụng đẩy xe từ Hà Nội về Vĩnh Phúc…

Quá trình rèn luyện của con vô cùng gian nan, vất vả. Con học chậm, hành vi thì bùng nổ. Dập tắt được hành vi này thì hành vi khác xuất hiện. Dạy con hôm nay đến ngày mai con quên sạch. Đã có lúc bi quan, mệt mỏi, mẹ đã tát con. Sau là cái tát là cả một đêm mất ngủ, xót trong lòng và thương con vô hạn.

Bắt đầu từ tháng 11/2016, con đã bắt đầu nói nhiều hơn, chỉ hơi ngọng một chút. Đến đầu năm 2017, con lên 4 tuổi, mẹ cho con nghỉ học trường chuyên biệt Ban Mai, về nhà bên mẹ, mẹ vừa dạy con vừa trông em. Mẹ tự mày mò sách báo về hội chứng tự kỉ để dạy con. Mẹ vào các forum diễn đàn trên  mạng để học hỏi các mẹ khác… Một  nách hai con, em thì bé, con thì chậm luôn phải có người bên cạnh. Không có ai bên cạnh là con nói nhảm, nhảy nhót lung tung. Cứ ru được em con ngủ trưa là mẹ lại tranh thủ ngồi bên con, dạy con nói, dạy con vận động… Thời gian đối với mẹ lúc nào cũng thiếu thốn, đầu mẹ không kịp gội, mặt mẹ không kịp rửa, mẹ lúc nào cũng sâp ngửa lo bữa ăn, lo giấc ngủ, lo dạy con học… Ốm đau mẹ không dám gục ngã, vì các con cần mẹ bên cạnh.

Mẹ biết, còn rất nhiều khó khăn phía trước, nhưng mẹ sẽ cố. Mẹ quyết định đi làm kiếm tiền và cho con hòa nhập cả ngày ở trường mầm non, em trai cũng đi học. Nhưng quá trình hòa nhập của con không suôn sẻ. Con lại viêm phổi, nằm viện, liên tục 15 ngày không được mẹ dạy tích cực, con có thêm hành vi la hét, cười vô thức, mẹ buồn vô hạn… Bố mẹ quyết định cho con nghỉ trường mầm non để can thiệp đặc biệt tại nhà.

Mẹ luôn nghĩ, giữa mất việc và mất con, mẹ sẵn sàng mất việc. Thế là, mẹ quyết định nghỉ làm. Đồng tiền rất quý nhưng không gì quý bằng con trai của mẹ.

Có ngày mẹ đã mừng rơi nước mắt khi nỗ lực được đền đáp, con tiến bộ hơn hẳn, dập tắt được hành vi, nói chủ động hơn. Làm gì mẹ cũng nói cho con hiểu, dạy cho con nhận biết. Mẹ sẽ nỗ lực đến cùng vì con, Thái Bình ạ, con là chàng trai nhỏ đã dạy mẹ phải biết kiên nhẫn, biết nuôi dưỡng một trái tim sắt và nghị lực thép để “chiến đấu” đến cùng…

Mẹ Đoàn Thị Huyền

(Xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?