Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước

(Ngày Nay) - Sau nội dung xây dựng thể chế, chiều 3/5, tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, các thành viên Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018.

Lãnh đạo các bộ, ngành cũng báo cáo về kết quả xử lý, giải quyết một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của Nhà nước nhưng đang gây bức xúc trong nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước ảnh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Trả lời câu hỏi của Thủ tướng về kết quả thực hiện việc cải thiện, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trường học - vấn đề đã được Thủ tướng đặc biệt quan tâm và nhắc lại từ Phiên họp thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua rà soát của Bộ, hiện cả nước có 97% các trường mầm non và 95% các trường THPT có công trình vệ sinh và nước sạch.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường ở nhiều địa phương thiếu nhà vệ sinh. Tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn còn ở mức khá cao. Thống kê sơ bộ, đến nay,  cả nước có 40% công trình vệ sinh ở trường mầm non chưa đạt chuẩn, ở bậc tiểu học là 42,1%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn nhưng nguyên nhân quan trọng là hầu như các công trình này đã làm lâu chưa được sửa chữa nên điều kiện đảm bảo sinh hoạt chưa đạt so với yêu cầu....

Cho rằng đây là vấn đề cụ thể, nhưng rất bức xúc trong dư luận và nhân dân và với các em nhỏ, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành giáo dục và các địa phương phát động phong trào làm nhà vệ sinh, sửa chữa nhà vệ sinh cho các cháu ở tất cả các cấp học; huy động tất cả các nguồn lực kinh phí để chấm dứt tình trạng trường học không có nhà vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tâm lý của các em.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế phải tập trung xử lý tình trạng nhà vệ sinh bẩn tại các bệnh viện bởi đây là vấn đề mà “nói nhiều mà hành động không được bao nhiêu”. Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ cần tổ chức các đoàn công tác tiến hành thanh, kiểm tra việc triển khai xử lý vấn đề này.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một số vấn đề lớn cần lưu ý để triển khai ngay trong thời gian tới. Đề cập đến xu hướng phức tạp của tình hình thế giới, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới chính sách, thể chế sâu rộng hơn nữa để tiến kịp với nhịp độ phát triển kinh tế thế giới.

Cho rằng mặc dù môi trường đầu tư kinh doanh trong nước đã có những sự cải thiện tích cực theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư, song Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục như: Năng suất lao động còn thấp, mức độ sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ, năng lực quản trị, công nghệ thông tin, năng lực tay nghề, nhận thức đổi mới sáng tạo còn chưa cao.

Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới quyết liệt trong công việc; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; nguồn lực còn hạn hẹp, dư địa chính sách chưa thực sự tạo điều kiện cho phát triển.

Từ nhận định này, Thủ tướng yêu cầu từng thành viên Chính phủ - các tư lệnh ngành phải luôn nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, sát việc, sát thực tiễn, sát nhân dân, theo dõi ứng phó với vấn đề mới, biến động nhanh của tình hình trong nước và quốc tế để làm đà cho phát triển bền vững.

Phân tích các hạn chế của tình hình phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành quan triệt sâu sắc tinh thần kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã nêu.

Tuyệt dối không chủ quan trong chỉ đạo, điều hành, chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến trong nước và quốc tế, để có các đối sách phù hợp. Chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục nhanh các tồn tại, yếu kém, nhất là trong những lĩnh vực như an toàn thực phẩm, văn hóa, đạo đức trường học, buôn lậu, gian lận thương mại, phá rừng tự nhiên….

Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và những năm tiếp theo của Chính phủ; trong đó lưu ý rà soát, loại bỏ những quy định cản trở phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngăn chặn tình trạng lót tay ở các cơ quan Nhà nước, nhất là những cơ sở tiếp xúc với dân, doanh nghiệp và hàng hóa; tăng cường kỷ luật tài chính, tạo chuyển biến trong xử lý chi phí không chính thức; phát động phong trào toàn ngành liêm chính...

Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm đơn giản hóa 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch vấn đề giá thị trường, đất đai, tài sản công, “không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước”.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục chuẩn bị tốt nội dung cho các Hội nghị chuyên đề quan trọng như: Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, quy hoạch đất đai, tái định cư….

Về một số giải pháp lớn, Thủ tướng nhấn mạnh đến nhiệm vụ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,7% trong năm 2018, lạm phát không quá 4%. Do đó, lộ trình thực hiện giá y tế, giáo dục, điện lực phải được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là vấn đề tiền tệ, tín dụng. Tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo tăng tín dụng hợp lý, thực hiện tốt việc kiểm soát tiền ảo, không để ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, Thủ tướng nói.

Về đầu tư công, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chậm tiến độ.

Giải pháp về xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phòng vệ thương mại và tìm kiếm thị trường, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, không để tình trạng lũng đoạn, chi phối thị trường trong nước.

Phải có kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với kiểm soát an toàn thực phẩm và đẩy mạnh phòng, chống hàng giả, Thủ tướng yêu cầu và đề nghị các bộ ngành chấn chỉnh ngay công tác xét duyệt trao giải thưởng hàng hóa có chất lượng, tránh bị lợi dụng làm trái mà vụ việc thuốc chữa ung thư bằng than tre là một điển hình.

Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc. Tăng cường thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào tiến trình này.

Thủ tướng cũng chỉ đạo sớm hoàn thiện Nghị định về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để đơn vị này sớm đi vào hoạt động, nhằm đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa, tăng cường vai trò giám sát, quản lý vốn Nhà nước.

Đối với lĩnh vực văn hóa xã hội môi trường, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Trung ương về y tế, dân số, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục triển khai giảm nghèo hiệu quả.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát cao trong mùa hè; nghiêm trị các hành vi bạo lực đối với thầy thuốc, cán bộ y tế; thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủ tướng cũng đề nghị đánh giá lại tình hình thất nghiệp trong thanh niên, sinh viên ra trường, chủ động nguồn lực đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp khởi nghiệp; tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018 và tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, lành mạnh cho các em học sinh trong dịp hè 2018.

Theo Báo Tin tức
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.