Liên tiếp nhiều ngày qua, trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa có mưa lớn gây ra tình trạng sạt lở, ngập lụt, nhiều vùng bị cô lập. Nhiều tuyến giao thông, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng, chia cắt.
Cùng với đó, nhà máy thủy điện Trung Sơn xả lũ đã gây ra những thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân tại nhiều địa phương.
Tại huyện Cẩm Thủy, nước lũ lên nhanh khiến trang trại lợn 1.100 con của gia đình ông Dương Khắc Lam ở thôn 3, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) nằm ven đê sông Mã bị ngập sâu 2m. Chủ trang trại phải huy động cả trăm người đến cứu vớt.
Gia đình ông Lam phải thuê và nhờ tổng cộng hơn 100 người tham gia cứu lợn. Chính quyền địa phương cũng huy động lực lượng bộ đội, công an xã đến trang trại tham gia cứu vớt và đảm bảo an ninh trật tự.
Do nước lên nhanh, ngập sâu nên việc bắt lợn rất vất vả. (Ảnh: Zing.vn) |
Chia sẻ với báo chí, ông Lam cho biết, để di chuyển được hết đàn lợn đến nơi an toàn, gia đình ông đã phải huy động đến 15 lượt xe tải cỡ lớn. Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 100 con chết và bị nước cuốn trôi.
Ngoài ra, theo thông tin từ Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Cẩm Thủy, tính đến trưa nay, nước trên sông Mã trên mức báo động 3, đã có nhiều xã bị cô lập hoàn toàn.
Ảnh: Zing.vn |
Ảnh: Zing.vn |
Đàn lợn được các lực lượng cứu hộ gom thành từng nhóm. |
Tại huyện Quan Hóa, mưa lớn đã làm 8 nhà dân bị sập hoàn toàn, nhiều nhà bị ngập nước, 3 điểm trường bị sạt lở, nhiều tuyến giao thông bị ùn tắc do sạt lở đất đá. Nhiều bản làng tại các xã Trung Thành, Trung Sơn và Thành Sơn bị cô lập hoàn toàn.
Đến 15h chiều ngày 30/8, tại trạm thủy văn Hồi Xuân, nước sông Mã đã vượt mức báo động 3 và đang tiếp tục dâng cao đe dọa đến nhiều địa phương hai bên bờ sông.
Nguy cơ sạt lở đang tiếp diễn tại nhiều địa phương. Huyện Quan Hóa đã thành lập nhiều đoàn công tác xuống các xã để chỉ đạo công tác di dời các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị sạt lở và rà soát, di dời các hộ dân khác đến nơi an toàn.
Trạm y tế xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa đã bị nước lũ nhấn chìm. |
Nhiều nơi trắng băng trong nước lũ. |
Hàng trăm hộ dân tại huyện Quan Hóa đã bị nước ngập vào nhà. |
Tại huyện Quan Sơn, nhiều tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 217, 16 bị sạt lở làm tuyến giao đến nhiều xã trên địa bàn bị chia cắt.
Huyện Quan Sơn cũng đã lập phương án di dời người dân ở các khu vực có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn.
Sạt lở đất nghiêm trọng tại huyện Quan Sơn. (Ảnh: Dân trí) |
Nước sông Lò trên địa bàn huyện Quan Sơn đang lên nhanh. |
Nhiều tuyến đường như QL217, 16 ngập sâu, giao thông bị chia cắt. (Ảnh: Vietnamnet) |
Tại huyện Bá Thước, mưa lớn kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước trên sông Mã và các sông suối dâng cao, có chỗ nước cao lên tới hơn 2 mét, nhiều tuyến đường bị chia cắt do ngập lụt. Mực nước sông Mã cũng đã được báo động lên mức độ 1.
Nước ngập sâu tại huyện Bá Thước, người dân phải đi lại bằng thuyền. |
Người dân tại xã Lâm Xa, huyện Bá Thước phải sơ tán tài sản đến nơi an toàn. |
Đặc biệt, tại huyện Mường Lát, tuyến đường huyết mạch lên huyện Mường Lát đã bị sạt lở, cô lập; cáp quang viễn thông bị đứt khiến thông tin liên lạc của các mạng di động, điện thoại cố định lên địa phương này bị cắt đứt hoàn toàn.
Nhiều tuyến giao thông tại các huyện miền núi Thanh Hóa bị sạt lở gây chia cắt, cô lập. |
Hiện nay, nhiều vùng huyện miền núi của Thanh Hóa đang trong tình trạng ngập lụt, chia cắt do mưa kéo dài nhiều ngày, nước lũ từ thượng nguồn vẫn đang đổ về.
Tổng hợp