'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75

(Ngày Nay) - Qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt, triển lãm ảnh "Hà Nội 1967-1975" tái hiện một cách chân thực và sống động về một Thủ đô cách đây 50 năm bình yên với tàu điện leng keng, trẻ em vui đùa... cùng bao chứng tích thời chiến với hầm trú bom, lính cao xạ... Triển lãm như thước phim quay chậm cho người xem hồi tưởng về một thời chiến nhiều hiểm nguy nhưng không kém phần bình yên, trong trẻo.
'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 1
Tàu điện Hà Nội qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Thomas Billhardt.

Năm 1967, phóng viên ảnh Thomas Billhardt, khi đó là cộng tác viên tự do của Xưởng phim tài liệu độc lập Heynowski & Scheumann, lần đầu tới Hà Nội. Mục đích chuyến đi là làm một cuốn phim tài liệu phỏng vấn các tù binh phi công Mỹ bị bắn rơi và bắt giữ. 

Theo chia sẻ của Billhardt, ông chưa từng có trải nghiệm về chiến tranh trước đó, những gì ông chụp là những cảnh đẹp, những con người trẻ tuổi đang độ tuổi yêu đương ở quê nhà.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 2

Một người lính Việt Nam, chụp tại phía tây bắc Hà Nội năm 1967.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 3

Đường phố Hà Nội năm 1968.

Nguy hiểm là những gì Billhardt hồi tưởng trong chuyến đi đầu tiên tới Hà Nội, ông cùng đoàn quay phim đã không khỏi sợ hãi khi chuyến bay từ Trung Quốc đột ngột quay đầu khi chiến đấu cơ Mỹ xâm nhập không phận miền Bắc.

"Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một hố bom còn mới ngay tại sân bay, cửa sổ của các tòa nhà trong sân bay đều vỡ vụn. Trên đường về Hà Nội, đèn đường không hề có. Người ta nói làm vậy để không thu hút sự chú ý của máy bay Mỹ", vị nhiếp ảnh gia hồi tưởng.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 4

Hầm tránh bom trên đường phố Hà Nội năm 1968.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 5

Giờ học vẽ, Hà Nội năm 1968.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 6

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội năm 1972.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 7

Đường phố Hà Nội năm 1975.

Đoàn khách Đông Đức được sắp xếp lưu trú tại khách sạn Metropole, nơi mà khi đó "chuột còn nhiều hơn khách", theo lời ông Billhardt.

Ngay khi vặn vòi nước, người đàn ông Đức tá hỏa khi thấy trong làn nước lẫn cả những con giun nhỏ còn đang nghoe nguẩy, nhưng rồi tặc lưỡi: "Thời chiến mà, ai mà muốn tới đây cơ chứ?"

Chỉ vài giây sau, Billhardt nghe được tiếng còi báo động hú vang: một tốp máy bay Mỹ đang chuẩn bị ném bom Hà Nội. Vị khách nước ngoài vơ vội chiếc mũ sắt chụp lên đầu, nhìn từ gương, Billhardt thấy mình trần trụi, run sợ. "Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy nguy hiểm đang cận kề, trong khi người dân Hà Nội lại thường xuyên phải đối mặt với tình huống này."

Ngay sau hồi còi báo động thứ hai, bom từ trên trời trút xuống. Còn ở dưới đất, tên lửa và pháo cao xạ cũng lao vút lên trời đáp trả. Trong vô thức, Billhardt vồ lấy chiếc máy ảnh của mình và chạy ra đường, quang cảnh lúc này sáng rực vì bom đạn và lửa cháy, không còn tối thui như lúc đoàn khách đặt chân xuống sân bay.

"Trong khoảnh khắc đó, tôi đã chứng kiến được nỗi sợ hãi của mình và nỗi sợ của mọi người xung quanh. Bất cứ ai ở gần, trẻ con, người lớn đều nhảy xuống và nhanh chóng đậy nắp hầm", người đàn ông hồi tưởng.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 8

Một con phố tại Hà Nội năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 9

Trẻ em tại Hà Nội năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 10

Phố Hàng Đào, Hà Nội năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 11

Hà Nội năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 12

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 13

Sân vận động Hàng Đẫy năm 1975.

Những bức ảnh ngay trong đêm đó hoàn toàn khác với những gì Billhardt từng chụp, chúng đã trở thành chủ đề ông theo đuổi suốt cuộc đời sau này: những con người vô tội và tội ác của chiến tranh.

Trong chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam, đoàn quay phim Đông Đức được phép tiếp xúc và phỏng vấn những phi công người Mỹ bị bắt giữ. Theo trí nhớ của Billhardt, các phi công người Mỹ đều bay lượn rất cừ khôi để tránh tên lửa và bỏ bom các trường học, thế nhưng trước ống kính, họ luôn khẳng định chỉ ném bom các mục tiêu quân sự.

"Bên tai tôi nghe những lời bộc bạch của họ, còn trong đầu lại ùa tới những hình ảnh tàn khốc tại Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Hới. Vậy ai là người tàn phá mọi thứ? Ai đã ném bom Việt Nam trong cuộc chiến này?"

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 14

Hà Nội năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 15

Công viên Chí Linh, Hà Nội năm 1975.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 16

Bé gái tên Đoan Trang.

'Thước phim quay chậm' về Hà Nội những năm 67-75 ảnh 17

Thomas Billhardt sinh năm 1937, tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Thị giác Leipzig với bằng cử nhân nhiếp ảnh và thiết kế ảnh. Ông Billhardt làm nghề chụp ảnh tự do với tư cách là đại diện của các cơ quan nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các cơ quan thông tấn và UNICEF. 

Bài: Bắc Hiệp

Ảnh: Thomas Billhardt

Triển lãm ảnh Hà Nội 1967-1975 của nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt đang diễn ra tại 2 địa chỉ Manzi Exhibition Space (số 2 ngõ Hàng Bún, Hà Nội) và Manzi Art Space (14 Phan Huy Ích, Hà Nội) cho đến ngày 15/11.

AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.