‘Tiền mất, tật mang’ vì chữa bệnh vảy nến theo truyền miệng

[Ngày Nay] - Vảy nến là bệnh không thể khỏi hoàn toàn nên nhiều người bệnh đã tin theo những lời quảng cáo trên mạng và bỏ tiền mua sản phẩm. Kết quả, tiền thì mất mà bệnh nặng thêm.
‘Tiền mất, tật mang’ vì chữa bệnh vảy nến theo truyền miệng

Mới đây, các bác sỹ BV Da liễu Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân bị ung thư da do tự ý sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để chữa vảy nến. Bệnh nhân 35 tuổi có tiền sử vảy nến 10 năm nhưng tự điều trị bằng thuốc Đông y dạng viên hoàn. Bác sỹ chẩn đoán có thể bệnh nhân bị ngộ độc arsen mãn tính có trong thuốc Đông y.

Arsen là 1 kim loại nặng đã được sử dụng trong điều trị vảy nến từ rất lâu nhưng vì các nghiên cứu cho thấy tính độc hại của nó, nên hiện không được sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hiện vẫn có sử dụng arsen trong thành phần, do đó có thể gây độc cho bệnh nhân.

Đây không phải trường hợp cá biệt gặp biến chứng do sử dụng thuốc trôi nổi chữa bệnh vảy nến. ThS-BS Hoàng Thị Phượng, Phó khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Phụ trách phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến, BV Da liễu Trung ương cho biết: Chúng tôi đã gặp những trường hợp bệnh nhân bị đỏ da toàn thân do một số thuốc sử dụng corticoid toàn thân. Nặng hơn là những bệnh nhân bị suy thượng thận, thậm chí một số trường hợp nhiễm trùng huyết do đắp sản phẩm dân gian Đông y để chữa vảy nến.

Trong số nhiều quảng cáo trên mạng về các bài thuốc dân gian chữa vảy nến, có nhiều quảng cáo khẳng định dùng gel lô hội, bột nghệ, lá trầu không, thậm chí cả sữa non sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bác sỹ Phượng cho biết: “Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn-kể cả thuốc đắt nhất 300 đến 400 triệu đồng/năm cũng không thể chữa được mà chỉ cải thiện, giảm sự xuất hiện nhanh của bệnh. Khi có bệnh, người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn điều trị trực tiếp, bác sỹ sẽ cho phác đồ và đồng hành với bệnh nhân tìm ra phương thuốc có hiệu quả tốt nhất chứ không nên tin những truyền miệng bên ngoài, quảng cáo”.

Còn đối với những bài thuốc Đông y, tại BV Da liễu Trung ương hiện không áp dụng nữa nhưng các chuyên khoa ở các BV khác vẫn áp dụng. Để đảm bảo an toàn điều trị, người dân phải đến cơ sở có uy tín, được bác sỹ chuyên khoa chỉ định chứ không theo truyền miệng, không sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.

“Chúng tôi không khuyến cáo sử dụng các bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc vì khi điều trị không đúng bệnh sẽ nặng lên, từ thể vảy nến thông thường chuyển sang đỏ da toàn thân vảy nến hoặc vảy nến thể chảy mủ khó có thể trở lại thể bình thường, gây tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân”, bác sỹ Phượng cảnh báo.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).