TikTok giúp hàng triệu phụ nữ học đọc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều thập kỷ bất bình đẳng đã khiến hàng triệu phụ nữ Trung Quốc không được học hành tử tế và kết quả là họ rơi vào tình cảnh bị cô lập. Thế nhưng, nhờ có những nền tảng mạng xã hội như Tiktok mà ngày càng nhiều phụ nữ được trao cơ hội học tập.
TikTok giúp hàng triệu phụ nữ học đọc

Thoạt nhìn, bài học của Liu Bingxia giống như bất kỳ lớp học tiếng Trung thông thường nào: Người phụ nữ 47 tuổi đứng trước bảng đen, đọc to những chữ mà cô đã viết ngay ngắn bằng phấn trắng. “Siji (tài xế)", Liu đọc to, trước khi học sinh ở dưới lặp lại lời cô.

Nhưng Liu không phải là giáo viên bình thường. Mỗi tiết học trực tuyến của cô đều có sự tham gia của hàng nghìn người từ khắp Trung Quốc. Họ là phụ nữ, chủ yếu thuộc tầng lớp lao động và thường đến từ các nhóm dân tộc thiểu số. Họ đặc biệt khao khát được học.

Những nữ học sinh của Liu tham gia lớp học ngay tại công trường xây dựng, ven đường cao tốc hay ngay trên cánh đồng. Nhiều người cố gắng học trong giờ nghỉ làm, hoặc sau khi cho con đi ngủ. Họ đều coi những tiết học của cô giáo Liu là một cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình.

Về phần mình, cô giáo Liu là một phần của phong trào sử dụng mạng xã hội để giải quyết một vấn đề nhức nhối nhưng thường bị lãng quên ở Trung Quốc: Tỷ lệ mù chữ cao ở một số vùng của đất nước.

Mặc dù Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục trong những thập kỷ gần đây, nhưng khoảng 2,7% dân số nước này vẫn không biết đọc. Con số này tương đương hơn 37 triệu người.

TikTok giúp hàng triệu phụ nữ học đọc ảnh 1

Lớp học trực tuyến của cô Liu Bingxia.

Trên thực tế, họ là những người rơi vào kẽ hở của hệ thống giáo dục Trung Quốc. Trong những thập kỷ trước, các gia đình nông thôn thường không đủ khả năng cho tất cả con cái đến trường. Trong một xã hội còn tồn tại bất bình đẳng giới, con trai dĩ nhiên được ưu tiên đến trường thay vì con gái.

Thực trạng này đã để lại một di sản nghiêm trọng: Ngày nay, có tới 3/4 số người mù chữ ở Trung Quốc là phụ nữ. Giáo sư Wang Li từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết ngoài phụ nữ, thì người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là những nhóm đối tượng thuộc diện này.

Đối với hàng triệu phụ nữ, việc không được đi học đã để lại hậu quả suốt đời. Họ bị loại khỏi hầu hết các ngành nghề thu nhập ổn định. Các hoạt động cơ bản hàng ngày, từ mua vé tàu, đến sử dụng điện thoại thông minh, đều là những thách thức lớn đối với họ. Những người không biết chữ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và bạn đời, điều này khiến họ dễ bị ngược đãi và lạm dụng.

Tại nhiều thành phố ở Trung Quốc, những trung tâm giáo dục dành cho người lớn mang đến cho các nhóm yếu thế cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, những lớp học bổ túc hiếm khi xuất hiện nông thôn. Chính quyền địa phương chỉ tập trung nguồn lực vào việc đảm bảo tất cả trẻ em đều được đi học, còn những người mù chữ thuộc thế hệ trước đã bị bỏ lại phía sau.

Nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi nhờ các ứng dụng video ngắn như Kuaishou và Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc). Hiện có hơn 100 người dạy các kỹ năng đọc, viết cơ bản thông qua các lớp học được phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội. Nhiều lớp học như của Liu Bingxia đã thu hút lượt xem khổng lồ.

Cô Liu bắt đầu dạy học trên nền tảng Kuaishou vào tháng 5 năm ngoái. Xuất thân từ Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ - một vùng xa xôi phía tây bắc Trung Quốc với tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước - cô đã chứng kiến những thiệt thòi mà người thân của mình phải trải qua do không được đi học.

"Một người chị họ vừa khóc vừa kể với tôi rằng con dâu tỏ thái độ khinh thường vì chị ấy không biết chữ và nói không đủ tư cách để chăm sóc cháu nội", cô giáo Liu cho biết.

Bản thân Liu chưa bao giờ học hết cấp hai. Là con gái duy nhất trong gia đình 6 người con, học vấn của con gái không phải là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ cô. Sau khi học xong lớp 9, Liu bị cha mẹ ép về phụ công việc chăn nuôi. “Lúc đó, tôi không biết làm thế nào để cãi lại cha mẹ. Tôi chỉ âm thầm khóc và chịu đựng”, cô nói.

Từng là chủ một doanh nghiệp nhỏ, thế nhưng Liu tìm thấy niềm đam mê khi được đứng trên bục giảng, từ đó cô gác việc kinh doanh và mở lớp học trực tuyến. Buổi dạy đầu tiên của Liu chỉ có 3 người tham dự, thế nhưng cô vẫn hết sức căng thẳng.

“Khi nhìn vào màn hình, tôi toát mồ hôi và run rẩy đến mức gần như không thể mở miệng nói”, Liu hồi tưởng. “Tôi sợ rằng những người tôi quen sẽ thấy và cười chê mình”.

Theo thời gian, Liu dần trở nên tự tin hơn với công việc giảng dạy, kéo theo đó là lượng khán giả của cô ngày càng đông. Cô giáo Liu hiện có hơn 43.000 người theo dõi trên nền tảng Kuaishou. Phần lớn là phụ nữ trung niên và lớn tuổi, nhiều người trong số họ cũng xuất thân từ những gia đình đông con ở miền Tây Trung Quốc. "Nhưng cũng có một số ít nam thanh niên từng bỏ học và lang thang trên đường phố sau khi cha mẹ ly hôn hoặc không được quan tâm", Liu nói.

Đối với Liu, dạy học là niềm say mê thuần túy, bởi các lớp học trực tuyến của cô hoàn toàn miễn phí. Cô giáo nghiệp dư này cũng bán các bài tập bổ sung được ghi âm với mức phí một lần là 98 nhân dân tệ (hon 315 nghìn đồng), nhưng khoản phí thu lại không đáng kể. Liu ước tính vào tháng 8, cô chỉ kiếm được tổng cộng 700 nhân dân tệ.

May mắn thay, gia đình Liu vẫn nhiệt tình ủng hộ việc dạy học. Chồng cô, vốn là tài xế, tin rằng vợ mình đang làm một việc tốt và động viên vợ không cần lo lắng về việc kiếm tiền. Liu cho biết con trai và con gái mình, đang học đại học và trung học, cũng ủng hộ việc mẹ đang làm.

Liu thừa nhận rằng mình không phải là một giáo viên hoàn hảo. Cô không có bằng sư phạm hoặc kinh nghiệm chuyên môn. Trước khi bắt đầu dạy học, trình độ tiếng Trung của cô không hề cao. Liu phải mua một đống sách giáo khoa và bắt đầu học lại kiến thức lớp một.

Nhưng các chuyên gia giáo dục lại cho rằng những giáo viên tình nguyện như Liu vẫn có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Giáo sư Jian Xiaoying từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng việc ngày càng nhiều người dạy học trực tuyến là một “hiện tượng tích cực”, vì độ phổ biến của các nền tảng mạng xã hội.

“Trình độ học vấn của họ không quan trọng, miễn là việc giảng dạy của họ có hiệu quả", giáo sư Jian chỉ ra.

Đối với nhiều học sinh của Liu, các lớp học của cô đã giúp thay đổi cuộc sống theo đúng nghĩa đen. Bà Pei Jue, 59 tuổi, từng là thợ cắt tóc trong 30 năm và cho biết việc bản thân không biết chữ là nguyên nhân khiến bà luôn cảm thấy xấu hổ khi ra ngoài.

Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Sơn Đông, bà Pei là con gái thứ hai trong gia đình. Cha mẹ không cho bà đi học để ở nhà trông em.

Khi trưởng thành, việc không biết chữ khiến việc kinh doanh của bà Pei gặp khó khăn, bởi bà không thể thực hiện các giao dịch ngân hàng, thậm chí còn bị lừa đảo.

“Tôi từng nhờ người quen gửi tiền giúp tôi, nhưng người đó để tên mình trên sổ tiết kiệm. Khi tôi phát hiện thì đã quá muộn", bà Pei nói và cho biết giờ bà chỉ nhờ chồng hoặc con mình ra ngân hàng.

Tuy nhiên, kể từ khi khám phá ra các lớp học của cô Liu cách đây vài tháng, bà Pei đã bắt đầu biết đọc và viết. Mỗi ngày bà đều tham dự lớp học trên mạng và tự tin trình độ của mình đã tương đương học sinh lớp hai. Giờ đây, bà Pei có thể tự mình tới ngân hàng làm việc mà không cần sự trợ giúp của người thân.

Đáng buồn thay, không phải ai cũng may mắn như bà Pei. Cô Liu ước tính rằng khoảng một nửa số học sinh cho biết chồng họ phản đối việc vợ học trên mạng. Hầu hết học sinh của Liu tham gia các lớp học của cô một cách bí mật, không muốn bị người khác thấy. “Họ vẫn cảm thấy tự ti sâu sắc với bản thân mình", Liu nói.

TikTok giúp hàng triệu phụ nữ học đọc ảnh 2
Cô Liu Bingxia dạy bính âm Hán ngữ.

Yu, 43 tuổi đến từ Ninh Hạ, đã tham gia các lớp học của cô Liu được hơn 3 tháng. Chồng Yu rất tức giận về việc học của vợ mình, thậm chí người này còn xé vở khi thấy vợ tập viết. Cô cho rằng chồng mình lo sợ việc vợ có hiểu biết sẽ khiến anh ta mất quyền lực trong gia đình.

"Anh ta từng coi thường tôi vì không biết chữ. Nhưng bây giờ, anh ta tỏ ra không hài lòng với việc tôi học đọc", Yu nói. “Một trong những chị gái của tôi rất được chồng tôn trọng. Còn chồng tôi không hề vậy, vì thế tôi phải học".

Đối với Liu, cô hy vọng chính quyền có thể hỗ trợ nhiều hơn để giúp đỡ những phụ nữ như bà Pei hay Yu. Bản thân cô vẫn gặp khó khăn khi giảng dạy do thiếu vốn từ vựng và mong muốn được đào tạo để trở thành một giáo viên. "Nếu được chính quyền có thể giúp tổ chức các lớp học xóa mù chữ trong mùa đông, khi những người nông dân không phải bận rộn với công việc đồng áng", Liu nói.

Nhưng hiện tại, các lớp học trực tuyến đang là phương án tối ưu. Liu nhận thấy số lượng người tham gia các lớp học tăng đột biến trong những tháng gần đây, với một số lớp thu hút hơn 500.000 người theo dõi.

Một số chuyên gia lo lắng chính quyền có thể cần phải can thiệp để đảm bảo tình hình không vượt khỏi tầm kiểm soát. Giáo sư Jian cho rằng những giáo viên tình nguyện như Liu có thể mang lại lợi ích thực sự cho xã hội, nhưng cũng có nguy cơ những kẻ lừa đảo sẽ tìm cách trục lợi trên mạng.

“Sẽ đi ngược lại mục đích giáo dục cho các nhóm yếu thế nếu những người giảng dạy biến các lớp học trở thành cần câu cơm", vị giáo sư nói.

Còn với Liu, cô cảm thấy hạnh phúc khi việc làm của mình đã có tác động tích cực lên cuộc sống nhiều người xa lạ. Nhiều học sinh đã tự tay viết những lời cảm ơn và gửi tới Liu để tri ân cô giáo của mình.

“Có người nói rằng cô ấy chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể đọc và viết trong đời”, Liu xúc động nói. “Đó là khi tôi nhận ra rằng những gì mình đang làm thực sự có ý nghĩa".

Theo Sixth Tone
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.