Trung Quốc 'chạy đua' cải thiện tỷ lệ sinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc hiện đang thực hiện một loạt các biện pháp nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng tại nước này sinh thêm con. Tuy nhiên, chính những động thái này đang bộc lộ rõ hơn thách thức mà quốc gia tỷ dân đang phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm mạnh.
Một người mẹ dắt con đi dạo tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Một người mẹ dắt con đi dạo tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc giới hạn hầu hết các cặp vợ chồng chỉ được có ba con, nhưng hiện một số địa phương tại nước này đang nỗ lực triển khai mọi biện pháp nhằm để cải thiện tỷ lệ sinh khi cho phép người dân sinh bao nhiêu con tùy thích, dù là chưa lập gia đình.

Dù mới được triển khai cục bộ ở một số địa phương, sự thay đổi chỉ ra tính cấp bách trong vấn đề nhân khẩu học mà Trung Quốc đang phải đối mặt, khi lần đầu ghi nhận dân số giảm vào năm ngoái kể từ sau nạn đói vào những năm 1960. Những biện pháp khác cũng được triển khai song song như khuyến khích hiến tặng cho ngân hàng tinh trùng, hay mở rộng chương trình bảo hiểm cho các phương pháp điều trị sinh sản, bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm.

Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp này vấp phải làn sóng tranh cãi và hoài nghi trong dư luận Trung Quốc, bởi quốc gia này là một trong những nước có chi phí nuôi con đắt đỏ nhất thế giới. Họ cho rằng những chương trình khuyến khích sinh con như vậy không giúp giải quyết được những mối lo khác, họ sẽ vẫn phải hỗ trợ cha mẹ già, trong khi chi phí giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao.

Lu Yi, một y tá 26 tuổi ở Tứ Xuyên, tỉnh gần đây đã bãi bỏ giới hạn sinh cho biết: “Vấn đề cơ bản không phải là mọi người không thể có con mà là họ không đủ khả năng nuôi con”. Cô nói thêm rằng cô sẽ chỉ có thể cân nhắc đến việc có con, khi kiếm được ít nhất gấp đôi mức lương 8.000 nhân dân tệ mỗi tháng như hiện nay (tương đương 1.200 USD).

Nhiều quốc gia trên thế giới, như Nhật Bản, Nga hay Thụy Điển, cũng phải đối mặt với vấn đề dân số tương tự. Họ đã thực hiện nhiều chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích sinh con, nhưng những tác động của những biện pháp ấy đều rất hạn chế. Tuy nhiên, khác với những nước này, tốc độ già hoá dân số tại Trung Quốc hiện nhanh chưa từng thấy. Chính sách một trước đây nhằm làm chậm tốc độ tăng dân số, đã dẫn đến tỷ lệ sinh giảm mạnh, kéo theo đó là sự thay đổi về thái độ, nhận thức của các thế hệ về quy mô gia đình.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng tỷ lệ sinh, khi cho phép các cặp vợ chồng có hai con vào năm 2016, sau đó là ba con vào năm 2021, đã phải mất rất nhiều thời gian để tạo được sức hút. Thế nhưng, chính sách mới đây của tỉnh Tứ Xuyên đã gây được sự chú ý rộng rãi, bởi về cơ bản nó hoàn toàn bỏ qua giới hạn sinh, cho thấy cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang thúc đẩy đảng từ từ từ bỏ sự kìm kẹp sắt đối với quyền sinh sản của công dân như thế nào.

“Chính sách hai con đã thất bại. Chính sách ba con cũng đã thất bại. Những gì đang xảy ra là diễn biến tất yếu theo tự nhiên”, Yi Fuxian, nhà nghiên cứu về xu hướng dân số Trung Quốc tại Đại học Wisconsin-Madison, bình luận.

Trung Quốc 'chạy đua' cải thiện tỷ lệ sinh ảnh 1

Trẻ em vui chơi trong một công viên ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Tứ Xuyên, tỉnh lớn thứ năm của Trung Quốc với 84 triệu dân, đã dỡ bỏ mọi hạn chế đăng ký sinh con với chính quyền địa phương, quy trình cần thiết để cha mẹ được nghỉ phép và hưởng chế độ thai sản. Trong khi trước đây, chỉ các cặp vợ chồng đã kết hôn mới được phép đăng ký sinh con và tối đa ba đứa, quy định mới này cũng cho phép các bậc cha mẹ đơn thân đăng ký.

Chính sách mới đã gây được sự chú ý đặc biệt ở Trung Quốc, bởi các bà mẹ đơn thân tại nước này từ lâu luôn phải chịu sự dè bỉu, phân biệt đối xử. Trên các diễn đàn trực tuyến, một số người ca ngợi đây là một bước đi nhằm bảo vệ các bà mẹ đơn thân, hoặc có con trước khi kết hôn. Trong khi đó, một số khác cho rằng quy định này sẽ tạo ra những lỗ hổng cơ chế khi sẽ ngày càng có nhiều “những đứa con ngoài giá thú” được ra đời.

Ở hầu hết các địa phương tại Trung Quốc, các bà mẹ đơn thân thường không được hưởng các chính sách thai sản như các cặp vợ chồng khác. Cho đến thời điểm gần đây, một số tỉnh thậm chí còn ban hành quy định xử phạt đối với những phụ nữ có con khi chưa kết hôn. Tuy nhiên, tình trạng tỷ lệ sinh sụt giảm đã khiến các địa phương, như tỉnh Tứ Xuyên, bắt đầu công nhận hợp pháp với những đứa con của các bà mẹ đơn thân. Đây được xem là một trong những nỗ lực của nhằm thúc đẩy các chính sách dân số “toàn diện” hơn tại Trung Quốc.

Những người ủng hộ quyền phụ nữ đã tôn vinh chính sách này như một bước tiến lớn dành cho các bà mẹ đơn thân, cũng như những bà mẹ chưa lập gia đình. Tuy nhiên, Zhang Meng, 47 tuổi, một bà mẹ đơn thân ở Thượng Hải, cho biết đến nay Trung Quốc mới cởi mở hơn trong việc xác lập quyền bình đẳng cho “các gia đình phi truyền thống” là quá chậm trễ.

Cô Zhang cho biết cô phát hiện ra mình có thai vào năm 2016, ngay sau khi chia tay bạn trai. Lúc đó cô ấy 40 tuổi và quyết định giữ lại đứa bé vì lo lắng rằng đó có thể là cơ hội duy nhất để cô ấy được trở thành mẹ, được có một đứa con. Tuy nhiên, cô không được hưởng bất cứ chính sách hỗ trợ thai sản nào như những cặp phụ huynh khác.

Sau đó, cô đã nhiều lần đâm đơn yêu cầu các cơ quan địa phương bồi thường khoản tiền chính sách mà đáng ra cô có quyền được hưởng. Mãi đến năm 2021, cô cuối cùng cũng nhận được 70.000 nhân dân tệ (tương đương 10.200 USD) tiền bồi thường từ chính quyền. Thế nhưng, số tiền đó không đáng là bao so với những trở ngại mà những người phụ nữ như cô phải trải qua, cô Zhang cho biết thêm.

“Điều mà nhiều phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân, thiếu không phải là tiền mà là sự bảo vệ quyền lợi của họ và sự tôn trọng của xã hội,” cô Zhang nhấn mạnh.

Nhìn ở một góc độ rộng hơn, bất bình đẳng giới đang tạo ra những ảnh hưởng bao trùm cuộc khủng hoảng dân số tại Trung Quốc. Wang Feng, chuyên gia nghiên cứu nhân khẩu học Trung Quốc tại Đại học California, cho biết: “Tỷ lệ sinh chỉ thực sự được cải thiện, khi phụ nữ sẵn sàng sinh con. Và phụ nữ sẽ chỉ sẵn sàng sinh con, khi những định kiến về giới trong lòng xã hội Trung Quốc chuyển biến tích cực”.

Trong những tháng gần đây, ngày càng nhiều thành phố ở Trung Quốc thúc đẩy chương trình khuyến hiến tặng tinh trùng. Một bệnh viện ở thành phố Côn Minh đưa ra thông báo rằng các sinh viên đại học hiến tinh trùng có thể nhận được 4.500 nhân dân tệ (tương đương khoảng 660 USD).

Cùng với việc xây dựng các ngân hàng tinh trùng, giới chức địa phương tại Trung Quốc cũng đang nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị sinh sản cho người dân, như thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng tỷ lệ sinh giảm thường xuất phát từ những thay đổi về kinh tế và văn hóa, hơn là do vấn đề bệnh lý hay vô sinh.

Theo The New York Times
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.