Tìm kế sinh nhai cho hơn 6,2 triệu người khuyết tật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo kết quả Điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố, hiện trên cả nước có khoảng hơn 6,2 triệu người khuyết tật, gần 12 triệu người (khoảng 13% dân số) sống trong mái ấm gia đình có người khuyết tật.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hơn 280.000 người khuyết tật đã được dạy nghề

Theo ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội): Việt Nam đã hình thành hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở 20 tỉnh, thành phố, trong đó có 18 trung tâm cấp tỉnh và cấp huyện, 7 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt. Nước ta cũng phát triển được mạng lưới giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở 63 tỉnh, thành phố; một số giáo trình, tài liệu phục vụ việc học tập của học sinh khuyết tật đã được biên soạn.

Số lượng học sinh khuyết tật được đến trường trong giai đoạn 2012 – 2020 đã tăng khoảng 10 lần so với giai đoạn 2000 – 2010. Chất lượng học tập của trẻ khuyết tật được nâng cao, trên 45,8% trẻ khuyết tật được xếp loại học lực trung bình trở lên.

Các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Giáo dục đặc biệt, tập huấn cho cán bộ quản lý cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố về quản lý, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, tập huấn nâng cao năng lực về phát hiện sớm, can thiệp sớm, hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập, xây dựng tài liệu giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật…

Tìm kế sinh nhai cho hơn 6,2 triệu người khuyết tật ảnh 1

Số lượng học sinh khuyết tật được đến trường trong giai đoạn 2012 – 2020 đã tăng khoảng 10 lần so với giai đoạn 2000 – 2010.

Thống kê từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho thấy, đã có 282.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm, trong đó có 210.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề; 50.000 người khuyết tật được tư vấn, giới thiệu việc làm; 22.000 người được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Các cơ quan chức năng cũng góp phần tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho hàng nghìn người dạy nghề. Trong đó hơn 3.350 giáo viên đã tham gia dạy nghề cho người khuyết tật ở hàng trăm cơ sở, mỗi năm hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 20.000 người khuyết tật theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

Trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Cục Bảo trợ xã hội đặt mục tiêu sẽ có 90% người khuyết tật gặp hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng kịp thời. Để làm được mục tiêu đó, các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải đẩy mạnh truyền thông, thu hút sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12) với các hoạt động như: hội trợ triển lãm sản phẩm của người khuyết tật, diễn đàn việc làm đối với người khuyết tật, kết nối với các doanh nghiệp đưa người khuyết tật vào làm việc...

Vẫn cần nhiều giải pháp hơn nữa

Thống kê cho thấy, người khuyết tật ở Việt Nam chủ yếu thuộc hộ nghèo, chưa bao giờ đi học hoặc không có bằng cấp, nằm trong độ tuổi lao động, sống ở nông thôn. Công việc chính của họ là phụ giúp gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp; công việc không ổn định và thu nhập thấp. Đây là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, cần có nhiều giải pháp, chính sách để trợ giúp, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động của người khuyết tật, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Tìm kế sinh nhai cho hơn 6,2 triệu người khuyết tật ảnh 2

Trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Cục Bảo trợ xã hội đặt mục tiêu sẽ có 90% người khuyết tật gặp hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng kịp thời.

Tuy trên thực tế, các chính sách đã về từng địa phương, mỗi năm đã có 20.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề, nhưng tình cảnh người khuyết tật vẫn bơ vơ sau khi được đào tạo nghề là không ít. Nhiều người khuyết tật đi xin việc làm, các nhà tuyển dụng vẫn đặt người khuyết tật lên bàn cân so sánh với người bình thường bởi mức độ nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc chưa kể đến trình độ, khả năng tiếp cận công việc.

Rõ ràng, hành lang pháp luật luôn bảo vệ những người yếu thế, đặc biệt là người khuyết tật. Công tác hỗ trợ dạy nghề đã lan tỏa, nhưng quy định của pháp luật, chính sách về người khuyết tật vẫn còn nằm trên giấy. Phần lớn các doanh nghiệp còn tâm lý e dè với khả năng, trình độ của người khuyết tật. Hầu hết người khuyết tật tìm việc ở nhiều nơi, nhiều công ty, cơ sở sản xuất nhưng đều bị từ chối bằng những câu nói tế nhị: “Em bị khuyết tật như thế này sẽ không đủ sức khỏe, không đáp ứng được nhu cầu của công ty!”. Nếu có công ty nhận người khuyết tật vào làm việc, mức lương của người khuyết tật cũng cực kỳ thấp dù chưa qua thử việc.

Lỗ hổng pháp luật trong việc tuyển dụng người lao động là người khuyết tật vẫn còn lỗ hổng. Chế tài xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật trong tuyển dụng, quản lý lao động rõ ràng chưa đủ sức răn đe khiến cuộc sống của người khuyết tật vẫn là mảng màu tối trong bức tranh nghề nghiệp hiện nay.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.