Tình người Hà Nội trong những thời kỳ dịch bệnh

Năm 1873, Pháp chiếm thành Hà Nội, lúc này Bắc Kỳ lũ lụt, bệnh tật tràn lan. “Đại Nam thực lục” - bộ sử của triều Nguyễn chép: “Tỉnh Hà Nội ngập lụt sinh bệnh dịch tả và mất mùa, dân đói kém”. Triều đình lập tức mở kho lương phát chẩn nhưng cũng không đủ. 
Những dòng người tha hương đổ về Hà Nội trong nạn đói và dịch bệnh năm 1945
Những dòng người tha hương đổ về Hà Nội trong nạn đói và dịch bệnh năm 1945

Lá lành đùm lá rách

Ở Hà Nội lúc ấy có một người phụ nữ thương người như thể thương thân, thường giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn. Đó là bà Lê Thị Mai, bà góa chồng từ khi còn trẻ, không có con nhưng không đi bước nữa. Thuộc hàng khá giả nhưng bà Mai không ham làm giàu thêm mà đã dùng số tiền đó làm từ thiện. Khi lũ lụt và dịch tả xảy ra, ngoài bỏ tiền túi, bà còn đi các phố vận động các gia đình khá giả khác ủng hộ lương thực và tiền giúp người nghèo, người bệnh, vì thế nhiều người đã mang ơn bà. 

Khi bà mất, dân Hà Nội đã lập miếu thờ bên cạnh mộ. Tấm lòng thơm thảo của bà Lê Thị Mai đến tai vua Tự Đức và ông đã tặng bà sắc phong “Tiết phụ từ”. Bản đồ Hà Nội năm 1890 vẫn còn ghi rõ địa điểm mộ và miếu thờ bà ven hồ Trúc Bạch (chỗ giáp với đền Trấn Vũ), nhưng sau đó chính quyền mở mang thành phố nên cả miếu và mộ bị san phẳng.

Thường lũ lụt và đói kém bao giờ cũng đi cũng đi liền với dịch bệnh. Khi đó không chỉ nhà giàu giúp đỡ mà ngay cả người nghèo cũng làm những gì họ có thể làm được. Năm 1888 Hà Nội đã là thành phố nhượng địa không còn thuộc quyền quản lý của triều Nguyễn thì xảy ra một trận dịch tả lớn ở khu vực “36 phố phường”. Để góp phần dập dịch, nhiều người nghèo đã cùng nhau hái búp ổi (được dùng như một vị thuốc Nam) gửi cho dân phố bị tả, có nhà  thì nấu cơm vắt thành nắm chuyển cho dân phố đang bị cách ly. Nhờ những việc làm đó cộng với các biện pháp của chính quyền nên dịch tả này đã được  dập tắt.

Tình người Hà Nội trong những thời kỳ dịch bệnh ảnh 1

Bệnh viện Bạch Mai, nơi cứu chữa cho các bệnh nhân trong các đợt dịch bệnh truyền nhiễm.

Năm 1902-1903, Hà Nội bị dịch hạch, bệnh này còn nguy hiểm hơn dịch tả. Trận dịch làm nhiều người chết, trong đó có rất nhiều xác vô thừa nhận, không ai chôn cất. Thương cảm với những số phận không may, nhà tư sản  Bạch Thái Bưởi đã cùng với các nhà buôn như Vũ Quang Huy, Đỗ Đình Đắc, Phạm Sỹ Hạnh, Long Ngổ góp tiền lập ra Hội Hợp Thiện. Mục đích ban đầu của hội là “Phù thi tử lộ”. Để có đất chôn cất, Hợp Thiện đã mua 300 mẫu ruộng của làng Quỳnh Lôi (nay thuộc quận Hai Bà Trưng) làm nghĩa trang. Năm 1945, nghĩa trang này là nơi chôn cất hàng chục vạn người  bị chết đói, chết dịch tả, kiết lỵ... 

Ngoài Hợp Thiện, trong thập niên 20-30 của thế kỷ 20 còn có nhiều tấm gương về lòng nhân ái như bà Cả Mọc (bán tơ lụa ở phố Hàng Ngang), Hội Phúc Thiện của công nhân ngành hỏa xa (trụ sở ở phố Lê Trực), Hội Ái hữu tương tế rồi Hội Quảng Thiện (trụ sở ở ngõ Cổng Đục) và đặc biệt khi có lũ lụt, dịch bệnh thì thanh niên, sinh viên hay Hội Công thương Bắc Kỳ đã tổ chức diễn văn nghệ ở Nhà hát Lớn quyên tiền giúp người bị nạn.

Nghĩa đồng bào

Sau trận dịch tả năm 1910, chính quyền Pháp khi đó thấy cần thiết phải có một cơ sở chữa trị và cách ly những người bị bệnh truyền nhiễm nên đã cho xây Bệnh viện lây Cống Vọng (Hôpital des contagieux à CongVong - tức tiền thân của Bệnh viện Bạch Mai sau này). Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9 thường xảy ra dịch bệnh, dù Sở cẩm (cảnh sát) và nhân viên y tế cố gắng đưa người bị bệnh về đây nhưng không xuể. Thế nhưng có nhiều phu kéo xe tay không ngại lây nhiễm đã tự nguyện chở người bệnh xuống bệnh viện góp phần hạn chế lây lan.  

Nhưng khủng khiếp nhất trong lịch sử dịch bệnh Việt Nam là năm 1945. Trong công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Moto (người Nhật) thì dân chúng miền Bắc không chỉ chết vì đói mà còn rất nhiều người chết do dịch bệnh. Nạn đói diễn ra ở miền Bắc bắt đầu từ cuối năm 1944 cho đến 5-1945. Những người đói ăn đổ về các đô thị, đặc biệt là Hà Nội. 

Trong ký ức của lớp người cao tuổi sống ở Hà Nội thì sáng ra mở cửa thấy người chết nằm ở vỉa hè ngay trước nhà. Phố nào cũng có người chết, người sắp chết vì đói, vì bệnh dịch bao gồm cả trẻ con, phụ nữ, người già và thanh niên. Trong số liệu của Tòa Khâm sứ Hà Nội, tháng 5-1945 có tới 400.000 người chết vì dịch bệnh trong tổng số 2 triệu người chết đói. 

Tình người Hà Nội trong những thời kỳ dịch bệnh ảnh 2

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến.

Cũng trong ký ức của lớp người cao tuổi thì hầu như gia đình Hà Nội nào cũng bớt khẩu phần ăn giúp đỡ người đói. Không chỉ giúp ăn, các bác sỹ, y tá, hộ lý ở Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện hữu nghị Việt Đức) tham gia cứu người không kể ngày đêm. Bác sĩ Vũ Đình Tụng khi đó làm việc ở Bệnh viện Phủ Doãn ngoài chữa trị ở bệnh viện còn cấp thuốc cho bất cứ ai ông gặp trên đường, kể cả những người đang lay lắt trước cửa nhà ông ở phố Trần Xuân Soạn.

Vì hỗ trợ với chồng chữa bệnh nên vợ ông cũng bị dịch nhưng may cứu được. Vì số người chết quá nhiều nên chính quyền thành phố đưa di chôn không xuể. Trước  tình cảnh ấy, thanh niên, trung niên và sinh viên Hà Nội trưng dụng xe xích lô, xe bò kéo chở xác chết xuống nghĩa trang Hợp Thiện và Giáp Bát. 

Trong nạn đói và dịch bệnh năm 1945 còn có rất nhiều tên tuổi khác cũng hết lòng vì đồng bào, trong đó có các nhà tư sản dân tộc như: Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Năm, Đỗ Đình Thiện, Vương Thị Lai... Không chỉ mua gạo cứu đói mà những nhà tư sản dân tộc còn bỏ tiền mua hàng nghìn cỗ áo quan để nhiều người bị chết đói không bị vùi xuống hố.

Theo An ninh Thủ đô
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?