Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải được người thầy thực sự đón nhận

(Ngày Nay) - Ngày 9/11, Dự án Luật Nhà giáo được trình lần đầu tiên ở nghị trường Quốc hội, sau đó các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án luật này. Cho ý kiến ở tổ TP. Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Luật Nhà giáo phải tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy, được người thầy thực sự đón nhận.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ ngày 9/11. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ ngày 9/11. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.

Trước khi góp ý cho Dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ: "Đây là dịp tôn vinh nghề nghiệp những người thầy - cũng là chào mừng ngày 20/11. Nhân đây tôi chúc mừng các thầy cô giáo, chúc mừng sự nghiệp giáo dục của chúng ta".

Tổng Bí thư cho rằng, vị trí công tác đào tạo trong giáo dục có ý nghĩa quan trọng về chiến lược cán bộ. Trong đào tạo, người thầy rất quan trọng, là chủ thể chính; bởi muốn đào tạo phải có thầy giáo, trường học. Tổng Bí thư cũng nêu, nói đến người thầy là phải có học trò, đây là một mối quan hệ tương quan. Vì vậy, Luật Nhà giáo cần giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa thầy và trò.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu, chính sách của chúng ta là phổ cập giáo dục, tiến dần từ bậc tiểu học, trung học; trẻ đến tuổi đi học là được đến trường… Nếu tiến bộ và xa hơn nữa là miễn học phí, nuôi ăn...

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng cho rằng, người thầy là một nhà khoa học. Mối quan hệ giữa thầy giáo và Nhà khoa học phải được thể hiện rõ. Vì vậy, chính sách làm sao thể hiện mối quan hệ giữa nhà khoa học, Trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, Nhà nước. Trở thành Nhà khoa học là đòi hỏi rất lớn với người thầy. Bởi khoa học, tri thức không dừng lại và người thầy cần mang tâm thế đó. Người thầy là nhà khoa học, có chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ thể.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu vấn đề, đất nước hội nhập thì Giáo dục và đào tạo phải hội nhập như thế nào. Lấy ví dụ vừa qua ngành Giáo dục nêu sẽ phổ cập tiếng Anh (tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường – PV). Vì vậy, trình độ tiếng Anh của người thầy phải được quy định như thế nào. Có quy định với thầy giáo là người nước ngoài hay không? Thầy giáo người nước ngoài có chấp hành theo quy định Luật Nhà giáo Việt Nam hay không? Vì vậy, Tổng Bí thư cho rằng, cần có chính sách cụ thể, vai trò chính sách của Nhà nước.

"Thầy không có tiếng Anh làm sao trò có tiếng Anh. Thầy giáo dạy Toán, Ngữ văn cần có tiếng Anh. Khi coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 để hội nhập thì phải tính toán điều đó", Tổng Bí thư nói.

Về chính sách học tập suốt đời, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, chúng ta có quy định là thầy giáo đến bao nhiêu tuổi sẽ nghỉ hưu. Nhưng ở Việt Nam là học tập suốt đời, người già vẫn đi học. Trong khi đó, những người thầy lớn tuổi, học hàm cao như GS, thầy lớn tuổi là những người rất uy tín. Vì vậy cần huy động được nguồn lực này tham gia vào công tác giáo dục, giảng dạy.

Tổng Bí thư cho rằng, trường học ở miền núi là môi trường đặc biệt và cần quy định rõ chính sách với nhà giáo nơi này. Ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, thầy cô giáo phải dỗ dành, nuôi dưỡng, động viên để học sinh đến trường, thậm chí hy sinh cuộc sống riêng... Còn học sinh phải đi học 20 – 30 km, không có trường nội trú. Thầy và trò cũng không có chỗ ở... Trong khi đó, giáo viên đến dạy 5 – 10 năm phải về vì liên quan đến xây dựng gia đình riêng.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, những vùng khó khăn về kinh tế - xã hội lại là vùng trũng về giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần có cán bộ tại chỗ nhưng tuyển không được. Tổng Bí thư đặt vấn đề là đào tạo tại chỗ thế nào. Điều này khó khăn càng khó. Vì vậy cần có sự khuyến khích với thầy cô ở những vùng đặc biệt này.

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, Luật Nhà giáo được ban hành phải làm sao để người thầy đón nhận trong tâm thế phấn khởi, thực sự được tôn vinh và được tạo điều kiện. Có người thầy tốt mới có trò. Thầy giáo là đầu tàu trong giáo dục.

Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
(Ngày Nay) - Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào tháng 9/2024, một lượng lớn rác thải trôi dạt và tích tụ dọc sông Hồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven sông. Các thành viên Hội Yêu Rác đã đồng loạt ra quân, tổ chức chiến dịch dọn rác sông Hồng với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên.
Khách hàng đến đăng ký cập nhật thông tin thuê bao tại quầy giao dịch của Vinaphone. Ảnh tư liệu, minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Định danh cuộc gọi để chống lừa đảo trên mạng
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và công nghệ thông tin đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, quản lý nhà nước, đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh các giá trị tích cực, cũng tồn tại nhiều nguy cơ khi các đối tượng xấu sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi lừa đảo.
Ông Donald Trump tại sự kiện tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sự trở lại ngoạn mục
(Ngày Nay) - Với chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử 2024, ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chụp ảnh chung trước hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile
(Ngày Nay) - Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile từ ngày 10-12. Sáng 11/11, tại Phủ Tổng thống, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp riêng và cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font.