Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì phiên họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì phiên họp.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Chủ tịch Ủy ban; lãnh đạo các bộ, ngành cơ quan Trung ương.

Việc Trung ương, Bộ Chính trị có các nghị quyết, Kết luận về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị đã chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo; đồng thời tập trung thực hiện tốt 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được giao tại Kết luận 91. Để triển khai Kết luận 91, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91. Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ đã gửi xin ý kiến góp ý và tiếp thu ý kiến góp ý của 25 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 55 tỉnh, thành phố.

Đến nay, dự thảo Chương trình hành động về cơ bản đã bảo đảm yêu cầu bám sát Kết luận số 91, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai để tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 và Kết luận 91 của Bộ Chính trị và cụ thể hóa phân công đến từng bộ, ngành, cơ quan có liên quan và các địa phương.

Sau khi các thành viên của Uỷ ban và các đại biểu tham dự phiên họp có ý kiến, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm sự nghiệp giáo dục đào tạo, luôn đặt giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; việc thực hiện Nghị quyết 29 của Trưng ương, Kết luận 91 của Bộ Chính trị nhằm phát triển giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Khẳng định, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, trong đó có giáo dục, đào tạo, Thủ tướng lưu ý vấn đề thời gian, trí tuệ, khát vọng, tiềm lực, hội nhập để đưa nền giáo dục đào tạo ngang tầm, theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt, tự lực, tự cường, tự tin dân tộc.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự chủ của các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" để phát huy không gian sáng tạo; nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, tạo cảm hứng, lấy học sinh làm trung tâm, thầy cô làm động lực; xây dựng cơ chế để đẩy mạnh hình thành xã hội học tập, học tập suốt đời.

Trên cơ sở đó tiếp tục rà soát các nội dung tại Kết luận 91 để hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động và Chiến lược giáo dục, đào tạo, hoàn thành trong quý I/2025, theo hướng, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”.

Thủ tướng lưu ý một số nội dung liên quan đến rà soát quy hoạch mạng lưới, chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành kinh tế mới nổi; nguồn lực dành cho đầu tư giáo dục; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, mở rộng đào tạo các ngoại ngữ khác theo yêu cầu của công việc.

Nhấn mạnh, nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, Thủ tướng yêu cầu có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực cho giáo dục, đào tạo. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế huy động nguồn lực để giảm gánh nặng của Nhà nước, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt, đóng vai trò là vốn mồi.

Đối với việc thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc ở các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, xây dựng “Đề án xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc ở các cơ sở giáo dục Việt Nam”.

Yêu cầu xây dựng các trường học Việt Nam ở nước ngoài phải đảm bảo vừa dạy và học kiến thức, vừa học truyền thống lịch sử, văn hoá, có môn tiếng Việt, Thủ tướng cũng chỉ rõ các thiết chế trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, mọi người phải bình đẳng tiếp cận vấn đề này; xây dựng phong cách học tập suốt đời./.

Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báo
(Ngày Nay) - Tuần qua, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong ban hành các cảnh báo về bệnh X – một căn bệnh lạ bùng phát tại Congo, được đánh giá có tỷ lệ tử vong cao nhưng chưa xác định được nguyên nhân lây bệnh.
Biểu tượng của Công ty OpenAI và ChatGPT trên màn hình ở Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
OpenAI đạt cột mốc mới 300 triệu người dùng hàng tuần
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành (CEO) của công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo OpenAI, Sam Altman, mới đây cho biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT hiện thu hút hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024.
Bắc Bộ rét đậm dưới 12 độ C
Bắc Bộ rét đậm dưới 12 độ C
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 9/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bắc Bộ rét đậm, rét hại. Nam Bộ ngày nắng, có nơi mưa rào.
Nhiều hoạt động nghệ thuật nhân dịp Festival hoa Đà Lạt
Nhiều hoạt động nghệ thuật nhân dịp Festival hoa Đà Lạt
(Ngày Nay) - Tối 7/12, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Mây & Nước – Bản giao hưởng chào Xuân” đã diễn ra tại quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024.
Ảnh minh họa
Tối ưu hóa thời gian để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào năm 2027
(Ngày Nay) - Dự án đường sắt tốc độ cao có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và có thể nói là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035, dự án cần tối ưu hoá thời gian để sớm khởi công vào năm 2027 theo dự kiến.
Căng thẳng thương mại Trung - Mỹ lại leo thang
Căng thẳng thương mại Trung - Mỹ lại leo thang
(Ngày Nay) - Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đáp trả của Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho ngành năng lượng sạch đang phát triển và ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, khi căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà phân tích cho biết.
Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Nagasaki. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản
(Ngày Nay) - Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.