Một năm trước, vào ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố sự bùng phát của đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm - mức báo động cao nhất mà chúng ta có thể xử lý theo luật quốc tế.
Vào thời điểm đó, có 98 trường hợp được xác nhận và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo bên ngoài Trung Quốc. WHO liên tục kêu gọi tất cả các quốc gia tận dụng “cơ hội” để ngăn chặn sự lây lan rộng rãi của loại dịch bệnh mới này.
Một số quốc gia chú ý đến những cảnh báo này cùng những cảnh báo trước đó và đã làm tốt. Những nước khác thì không. Điều này đã dẫn đến những dấu mốc quan trọng mà thế giới đã trải qua, bao gồm cái chết của hơn 2 triệu người và hơn 100 triệu trường hợp mắc bệnh được xác nhận.
Nỗi đau này đã hằn lên cộng đồng và ý thức tập thể của chúng ta. Nỗi đau khổ của những người sống chung với COVID-19, nhiều người mà tôi đã biết rõ, thật đáng đau lòng.
Trong hai tuần đầu bùng phát, WHO đã ban hành hướng dẫn rộng rãi để ngăn chặn sự lây lan, chăm sóc bệnh nhân và trang bị cho nhân viên y tế. WHO đã giúp các nhà khoa học công bố các xét nghiệm PCR đầu tiên vài ngày sau khi các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ trình tự gen của virus. Điều này đã dẫn đến sự phát triển và triển khai nhanh chóng của các thử nghiệm và triển vọng đầy hứa hẹn của vaccine.
Cơ hội mới này phải được nắm bắt bằng cả hai tay. Chúng ta phải ưu tiên sự công bằng. Tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là nhân viên y tế, người lớn tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn, cần được tiếp cận vaccine, không phải tất cả mọi người ở một số quốc gia.
Cho đến nay, vaccine đã được sử dụng ở hơn 50 quốc gia. Không có gì ngạc nhiên khi các nước nghèo không thể bắt đầu triển khai vaccine.
Các quốc gia giàu có đã thực hiện các thỏa thuận song phương với các nhà sản xuất để tiêm chủng cho toàn bộ dân số của họ, đôi khi nhiều lần. Điều này khiến các quốc gia khác phải chịu áp lực rất lớn trong việc bắt đầu tiêm chủng cho dân số mà không có nhiều lựa chọn ngoài việc tự thu xếp.
Điều này dẫn đến việc các nhà sản xuất ưu tiên các đơn hàng với các nước giàu, thay vì hỗ trợ việc triển khai công bằng vaccine cho tất cả các nước.
Kêu gọi công bằng phải được hỗ trợ bằng hành động. Điều này có nghĩa là đầu tư nhiều hơn vào "Máy gia tốc Access to COVID-19 Tools" (ACT), một sáng kiến toàn cầu được đưa ra vào tháng 4 nhằm thúc đẩy sự phát triển và phân phối vaccine, phương pháp điều trị và chẩn đoán, nhằm chấm dứt đại dịch này.
Đã có sự ủng hộ mạnh mẽ trên toàn cầu đối với ACT-Accelerator và sáng kiến Covax, vốn được 190 quốc gia và nền kinh tế tán thành. Nhưng ACT-Accelerator có khoảng chênh lệch tài chính 27 tỷ trong cho năm 2021. Đây là một phần nhỏ của chi phí kinh tế toàn cầu dự kiến lên tới 9,2 tỷ USD nếu các chính phủ không đảm bảo các nền kinh tế đang phát triển được tiếp cận công bằng với vaccine.
Để dập tắt dịch bệnh, chúng ta phải ưu tiên khoa học, đặc biệt khi các biến thể mới xuất hiện. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta không thể bỏ qua việc thử nghiệm, ngay cả khi virus đang lây lan rất xa. Các chính phủ phải tăng cường khả năng giải trình tự bộ gen, vốn không được phổ biến rộng rãi, khiến nhiều nước không biết về các biến thể mới.
Nhưng đã có nhiều tiến triển. Covax, cho đến nay, đã có các thỏa thuận để tiếp cận ít nhất 2 tỷ liều vaccine. Công ty Pfizer đã cam kết cung cấp tới 40 triệu liều vaccine cho Covax. Chúng tôi tin tưởng rằng các loại vaccine khác sẽ được chấp thuận và tung ra thị trường trong những tuần tới.
Tôi cũng công nhận sự hỗ trợ của các chính phủ trong việc bảo vệ nhân viên y tế của họ. Cùng với đó, WHO đang kêu gọi thế giới đảm bảo việc tiêm chủng cho nhân viên y tế và người lớn tuổi được tiến hành ở tất cả các quốc gia trong vòng 100 ngày đầu năm 2021.
Nếu chúng ta thành công, chúng ta sẽ đi đúng hướng để kiểm soát đại dịch và vào thời điểm này vào tháng 1 tới, tất cả các quốc gia và cộng đồng trên thế giới đang sải bước trên con đường lành mạnh, an toàn và bền vững hơn cho tương lai.