Tổng kiểm tra bến thủy nội địa hoạt động không phép

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa có báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kế hoạch tổng kiểm tra cảng, bến thủy không có giấy phép hoạt động trong cả nước, dự kiến triển khai từ ngày 1/7 - 31/12/2024.
Tổng kiểm tra bến thủy nội địa hoạt động không phép

Kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường thủy quốc gia, địa phương nhằm đánh giá hiện trạng của hệ thống cảng, bến thủy, khu neo đậu phương tiện thủy, nhất là cảng, bến thủy không có giấy phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy, an toàn công trình, làm cơ sở thực hiện các giải pháp siết chặt quản lý cảng, bến thủy thời gian tới.

Theo rà soát của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, hết năm 2023, cả nước có 310 cảng thủy (202 cảng hàng hóa, 11 cảng hành khách và 97 cảng chuyên dùng), trong đó trên đường thủy quốc gia có 274 cảng, tuyến địa phương có 36 cảng. Tổng số bến thủy trên toàn quốc là 6.062 bến (3.114 bến trên tuyến quốc gia, 1.667 bến trên tuyến địa phương), trong đó 1.271 bến hoạt động không có giấy phép (tuyến quốc gia có 959 bến, tuyến địa phương có 315 bến).

Nguyên nhân số cảng, bến không phép vẫn đang gia tăng là do các địa phương điều chỉnh quy hoạch đường thủy nội địa, nên nhiều bến không còn được gia hạn giấy phép hoạt động. Ngoài ra, nhiều địa phương chưa lập, phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông đường thủy hoặc quy hoạch không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu mở bến thủy.

Thực tế, số lượng các bến thủy hoạt động không phép, bến hết hạn hoạt động chưa được cấp lại hiện nay nằm đan xen với các bến đã được cấp phép hoạt động, gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Các phương tiện thủy vào, rời các bến không phép không được kiểm tra, kiểm soát, nộp phí như phương tiện hoạt động tại bến có phép. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Do vậy, giải pháp được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất, kiến nghị với Bộ GTVT là ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý đường thủy nội địa, trong đó quy định theo hướng: UBND cấp tỉnh chủ trì, tổ chức giải tỏa, cưỡng chế, giám sát các cảng, bến, khu neo đậu, vùng chuyển tải, vùng neo chờ không đủ điều kiện hoạt động và các công trình, nhà hàng nổi, khách sạn nổi hoạt động trái quy định hoặc theo đề nghị của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.