Trăm kiểu bảo kê ở Sài Gòn: Giang hồ 'hút máu' gái làng chơi

“Giang hồ bẩn” là cụm từ mà trùm giang hồ khét tiếng Năm Cam (đã bị tử hình) dùng để nói về những tay giang hồ chuyên bảo kê gái làng chơi.
Băng bảo kê Lộc “cá” bị bắt giữ.
Băng bảo kê Lộc “cá” bị bắt giữ.

Với sự phát triển của mạng di động, Internet, gái mại dâm đứng đường ở TP.HCM ngày một thưa dần, chuyển sang nhiều hình thức khác. Tuy nhiên, theo phân khúc thị trường, gái gọi hay mời chào bán dâm qua mạng Internet thì phải còn son trẻ, có chút ngoại hình và bán dâm cho người có thu nhập trung bình trở lên.

Còn gái mại dâm có nhan sắc khiêm tốn, đã qua thời xuân sắc thì chỉ có thể tìm khách là dân lao động nghèo. Mà những người này chỉ phù hợp với gái đứng đường đi khách với giá bèo.

Thế cho nên, từ lâu ở khu vực giáp ranh giữa quận 10 và quận 11 (TP.HCM) tồn tại khoảng 30-40 người hành nghề mại dâm.

Tuy làm cái nghề mạt hạng trong xã hội nhưng số gái đứng đường này phải chịu sự bảo kê của một nhóm giang hồ do Lộc “cá” (tức Phạm Xuân Lộc, 34 tuổi, quê quán Hải Phòng) cầm đầu.

Lộc “cá” nghiện nặng ma túy và bài bạc nên y rất tàn bạo, sẵn sàng đánh đập tàn nhẫn gái mại dâm nếu không cống nạp đủ tiền bảo kê. Lộc ra chỉ thị cho đàn em thu của mỗi người bán dâm là 200.000 đồng/ngày, bất kể hôm đó có đi làm hay không.

Đổi lại, khi khách làng chơi quỵt tiền, cự cãi với người bán dâm thì coi như no đòn với bọn chúng. Với mức thu ấy, mỗi tháng Lộc “cá” bỏ túi ngót nghét 200 triệu đồng. Số tiền này Lộc trả tiền lương cho đàn em, còn lại dùng để ăn chơi trụy lạc.

Sau một thời gian hoạt động, thấy đại ca ngồi chỉ tay năm ngón lại thu nhiều tiền, còn mình “làm quần quật” lương chẳng được bao nhiêu, hai đàn em của Lộc “cá” là Trương Công Định và Lưu Khánh Thiện (cùng 24 tuổi, cùng ngụ Hải Phòng) âm mưu tách ra làm ăn riêng. Hai tên này móc nối với gần chục đồng hương khác thành lập nhóm bảo kê mới, trực tiếp đối đầu với Lộc “cá” và nhanh chóng chiếm địa bàn của đàn anh.

Nhóm bảo kê mới lúc đầu giảm giá bảo kê cho gái mại dâm như một kiểu khuyến mãi nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy. Đầu năm 2016 băng nhóm này đã bị triệt phá nhưng số gái mại dâm thì vẫn còn đó và nhen nhóm hoạt động trở lại. Mà đã trở lại ắt phải có bảo kê…

Cùng thời điểm triệt phá băng nhóm trên, Công an quận Tân Phú (TP.HCM) bắt giữ Nguyễn Kim Ngân và Nguyễn Tiến Long (em rể Ngân), cầm đầu băng nhóm bảo kê gái mại dâm hoạt động tại các tuyến đường Bình Long - Gò Dầu - kênh 19-5. Mỗi lần đi khách, Ngân và Long đều ép buộc gái bán dâm phải đưa hết tiền cho mình, sau đó mới được chia lại 30%. Ai không tuân lệnh sẽ bị đánh đập và cấm đứng đường trong một thời gian nhất định.

Khi không còn đủ sức chịu đựng hoặc ngán ngẩm cảnh đứng đường, gái mại dâm thường chọn đầu quân cho các quán cà phê, hớt tóc kích dục bình dân mọc đầy ở vùng ven, ngoại thành. Chủ các quán cà phê phần lớn là dân bèo bọt, đã từng vào tù ra khám do chứa mại dâm. Vì là những người nghèo khó, bất cần đời nên các “tú bà” và gái mại dâm bình dân chẳng cần lắm chiêu đối phó với nhà chức trách mà chủ yếu làm liều để kiếm cơm.

Thường thì “tú bà” thuê một địa điểm rẻ tiền rồi đặt vài cái bàn, phía bên trong có vài chiếc giường gội đầu cũ rích được ngăn bằng vải để khách không ngại khi thực hiện công đoạn kích dục. Nếu khách muốn "vui vẻ" thì đến các nhà nghỉ quen gần đó.

Hoạt động được một thời gian, nếu bị động thì chuyển sang địa điểm khác và cứ thế năm này qua tháng nọ. Tuy không “ngán” chính quyền nhưng tuyệt đối không thể thiếu bảo kê. Vì khi hoạt động phạm pháp mà bị giang hồ quậy phá thì chẳng dám kiện thưa nên đành phải cống nạp để yên thân. 

Gái “PR” (viết tắt của cụm từ Public Relations - quan hệ công chúng) là một cách gọi cho “lịch sự” nhằm ám chỉ những cô gái bán bia ôm di động. Mỗi sáng, diện bộ cánh xinh tươi họ “ngồi đồng” ở quán cà phê hay đi shopping để chờ khách hàng hay quản lý của quán nhậu gọi tới. Bàn nhậu có thể là nơi để họ ngã giá qua đêm hay “đi dù” và kết thúc “một ngày làm việc” như bao ngày đã qua. Lực lượng này hiện tại đã có mặt ở khắp nơi từ quán nhậu bình dân đến nhà hàng cao cấp.

Nhờ trẻ đẹp, mỗi ngày một PR có thể kiếm 1-2 triệu đồng tiền “boa” là chuyện bình thường. Đó là chưa kể tiền bán dâm, kiếm thêm chục triệu mỗi tháng chẳng mấy khó khăn. Với mức thu nhập cao như vậy, thế nhưng, chỉ vài ngày ế khách, nhiều cô chẳng có tiền ăn cơm. Sao lạ vậy?

Tôi tìm hiểu thì được biết, lúc mới từ quê lên Sài Gòn, để có tiền gửi về cho cha mẹ; mua xe tay ga, sắm điện thoại đắt tiền hầu hết các “PR” đều phải vay “đứng” của các tay trùm cho vay nặng lãi. Mỗi ngày phải nai lưng trả lãi vài trăm nghìn đồng mà vốn thì cứ đứng yên một chỗ. Rồi tiền thuê phòng trọ, tiền quần áo, phấn son cũng hết ngần ấy… Còn lại thì nuôi… bảo kê!

Vì trong thế giới “PR” những cuộc chiến tranh giành khách luôn diễn ra mỗi ngày, nếu không có người đỡ đầu thì rất dễ bị ăn đòn. Muốn bình yên, các cô phải dựa dẫm vào những gã giang hồ và tất nhiên phải nộp tiền bảo kê hằng tháng. Gặp phải kẻ nghiện hàng đá, mỗi khi lên cơn là chúng đòi tiền, không cho lập tức bị đánh đập mà chẳng dám kêu ca.

Gái ở vũ trường, gái tại các tụ điểm bia ôm, massage kích dục… cũng vậy, muốn yên ổn phải có nhân tình đưa đón mà thực chất là bảo kê. Sau 0h, hàng loạt các quán ăn, quán nhậu lề đường ở khu vực quận 1, quận 3, quận 10… luôn tấp nập khách.

Khách hàng hầu hết các cô gái phấn son lòe loẹt, ăn mặc hở hang ngồi cùng những chàng trai xăm mình, đội mũ lưỡi trai. Cuộc nhậu có khi kéo dài đến sáng vì họ là những người lấy đêm làm ngày. Tiệc tàn cũng là lúc họ “hạch toán sổ sách”, đưa tiền bảo kê, tiền môi giới rồi trở về nhà trọ, khách sạn “đập đá”, “mây mưa”…

Gái mại dâm thông qua các mạng xã hội thì bảo kê luôn là điều kiện hàng đầu. Nguyễn Thị Minh Ngọc (25 tuổi; quê Chợ Gạo, Tiền Giang) một kẻ môi giới mại dâm chuyên nghiệp qua mạng xã hội cho biết, “nghề” bán dâm qua mạng gặp rủi ro rất cao, đôi khi phải trả giá bằng tính mạng. Bởi họ hoạt động độc lập mà khách làng chơi thì đủ loại người.

Gặp phải người nghiện hay kẻ phạm tội đang trốn lệnh truy nã thì rất dễ bị quỵt tiền, bị đánh đập, cướp bóc. Cho nên, để hạn chế rủi ro, các cô thường đóng đô ở một khách sạn, nhà nghỉ quen biết nào đó rồi thuê bảo kê để bảo vệ mình. Những tên này ở quanh quẩn khách sạn, khi gặp sự cố là ra tay.

Gái gọi cao cấp, nhất là người mẫu, ca sĩ, diễn viên nghiệp dư cũng vậy. Họ vốn “cành vàng lá ngọc” nên luôn có bảo kê theo cùng.

Những kẻ này, ngoài chuyện bảo vệ tính mạng, tài sản còn có trách nhiệm tìm hiểu thân thế của khách hàng để xem có đúng đại gia thực thụ hay không. Vì mỗi lần đi khách lên đến vài nghìn đô la, nếu gặp phải kẻ làm liều quỵt tiền thì dù có đánh họ tả tơi cũng chẳng lợi ích gì mà còn mang họa.

Theo Zing
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.