Triển lãm 'Dạo bước qua vùng đất của sơn mài'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 2/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Triển lãm tranh “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” đã khai mạc với sự tham dự của đông đảo họa sỹ, người yêu tranh.
Tác phẩm 'Đêm tĩnh' của Triệu Khắc Tiến.
Tác phẩm 'Đêm tĩnh' của Triệu Khắc Tiến.

Triển lãm do giám tuyển Vân Vi của không gian nghệ thuật The Muse tổ chức, trưng bày gần 30 tác phẩm sơn mài tiêu biểu của 10 họa sỹ đã thành danh trong giới mỹ thuật Việt, gồm: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Nguyễn Xuân Lục, Phạm Trà My.

Những họa sỹ có tranh trưng bày tại triển lãm đều đang khai phá sơn mài theo những cách riêng của bản thân mình. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng. Người kế thừa cổ truyền, người để chất liệu dẫn dắt, làm chủ, có người lại quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá…

Giám tuyển triển lãm Vân Vi chia sẻ, tranh sơn mài đang được tôn vinh là đặc sản của mỹ thuật Việt. Triển lãm “Dạo bước qua thế giới của sơn mài” được tổ chức nhằm giúp công chúng có thêm những hiểu biết về lĩnh vực tranh sơn mài từ xưa đến nay, việc tiếp cận nghệ thuật sơn mài trên con đường phát triển của mỹ thuật Việt.

Theo giám tuyển Vân Vi, nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã gần chạm mốc 100 năm. Sơn ta đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Nhưng chỉ kể từ khi có Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925, các họa sỹ mới bắt đầu đưa chất liệu này từ mỹ nghệ vào sáng tác nghệ thuật. Bước đầu các họa sỹ Đông Dương thử thách vẽ như sơn dầu, như cách các thầy người Pháp sang đây dạy họ, nhưng không thành công; bởi vậy họ quyết định phải tìm ra một lối đi khác cho chất liệu này.

Người được nhắc đến nhiều nhất trong thế hệ đầu tiên là Họa sỹ Nguyễn Gia Trí. Tranh ông thiên về biểu hiện, cũng có tính trang trí, nhưng chìm đi dưới bóng của tác phẩm hội họa. Dưới sự ảnh hưởng của người hiệu trưởng thứ 2 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là ông Evarite Jonchère, các họa sỹ sơn mài thế hệ thứ 2 là Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Trù, Phạm Hậu, Trần Phúc Duyên… Nghệ thuật của các ông thiên về lối trang trí, để tận dụng những thế mạnh của mỹ nghệ truyền thống Việt Nam. Thế hệ thứ 3 được cho rằng đã thay đổi quan niệm về sáng tác trên sơn mài là Họa sỹ Nguyễn Sáng và Họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm.

Triển lãm lần này giới thiệu một số tác phẩm của các họa sỹ được coi như thế hệ thứ 4 của nghệ thuật sơn mài Việt, với việc trưng bày tranh của các “môn phái” sơn mài miền Bắc. Công chúng khi “dạo bước” trong triển lãm có thể hiểu thêm được phần nào sự phát triển của nghệ thuật sơn mài hiện nay.

Họa sỹ Lý Trực Sơn chia sẻ, ông rất vui khi tham dự triển lãm lần này. Theo Họa sỹ, hiện nay, số lượng các họa sỹ sáng tác tranh sơn mài đang ngày càng nhiều, đó là điều rất đáng mừng. Và đáng mừng hơn nữa, là cho đến nay, các họa sỹ sáng tạo vẫn giữ được tinh thần hội họa đặc trưng nghệ thuật sơn mài Việt. Họa sỹ Lý Trực Sơn hy vọng, nghệ thuật sơn mài Việt sẽ tỏa sáng hơn nữa trên con đường hướng tới kỷ niệm 100 năm ra đời của nghệ thuật sơn mài Việt Nam.

Triển lãm “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” sẽ diễn ra đến hết ngày 8/8/2023.

Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
(Ngày Nay) - Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một cột mốc không thể nào phai mờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc biệt là trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội. Đó không chỉ là một sự kiện mà còn là biểu tượng của chiến thắng, niềm tin, hy vọng và sự đoàn kết của toàn dân tộc.
Ảnh minh hoạ.
Cơ cấu lại đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm
(Ngày Nay) - Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo thẩm quyền hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành.
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
(Ngày Nay) - Như Ngày Nay đã thông tin, vào ngày 10/8/2024, khi đoàn cán bộ Nhà nước đến khảo sát hiện trạng ngôi nhà 11 Nguyễn Thiện Thuật (Q. Bình Thạnh, TPHCM) dưới sự chứng kiến của đại diện gia đình là bà Vương Thị Việt Hoa (cháu ruột cụ Vương). Tại đây, bà Hoa phát hiện 23 tủ sách là một phần di sản học giả Vương Hồng Sển đã hiến tặng Nhà nước, được niêm phong và lưu giữ tại địa chỉ trên đã… không cánh mà bay.
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia. Ảnh: Genaye Eshetu/Pharo Foundation
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia
(Ngày Nay) - Đưa cây đàn piano đến một ngôi trường xa xôi ở châu Phi không hề đơn giản, nhưng nghệ sĩ dương cầm Girma Yifrashewa vẫn nỗ lực đến cùng vì ông hiểu được sự cần thiết của điều đó. 
Quang cảnh Hội thảo góp ý dự án Luật Dữ liệu.
Luật hóa việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
(Ngày Nay) - Đề nghị Ban soạn thảo tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, tham chiếu các luật liên quan của Việt Nam cũng như Luật Dữ liệu các nước và quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu trong Hội thảo góp ý Dự án Luật Dữ liệu do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 9/10.
Hiện trạng khu đất dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City Việt Nam tại tỉnh Phú Yên.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
(Ngày Nay) - Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Nghệ sĩ Nigeria Otobong Nkanga.
"Thanh âm của nước mắt" trong nghệ thuật sắp đặt
(Ngày Nay) - Các tác phẩm của Otobong Nkanga, một nghệ sĩ sắp đặt thị giác người Nigeria, vừa mang hơi hướng của tương lai, vừa nguyên thuỷ, cổ xưa, và đạt đến ngưỡng lý tưởng. Triển lãm mới nhất của Otobong Nkanga được khai mạc tại New York trong tuần này.