Trung Quốc thổi sức sống mới cho các di sản công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là công xưởng của thế giới, Trung Quốc có lợi thế với nguồn tài nguyên công nghiệp phong phú. Khi quá trình chuyển đổi, nâng cấp công nghiệp diễn ra ngày càng nhanh chóng, các xí nghiệp sản xuất và khai khoáng đã đóng cửa hoặc đang tiến hành chuyển đổi có thể là mục tiêu tiếp theo trong quá trình sáng tạo và bảo tồn các di sản công nghiệp.
Công viên Shougang tại quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh.
Công viên Shougang tại quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh.

Công viên Shougang, cơ sở sản xuất được có tuổi đời gần một thế kỷ của Tập đoàn thép Trung Quốc Shougang, đang ngày càng thu hút lượng lớn lượng khách du lịch sau khi được cải tạo thành khu phức hợp văn hóa và thể thao nổi tiếng tại Bắc Kinh.

Nhiều du khách đã bị thu hút bởi thiết kế đặc biệt của công viên. Nơi có nhiều lối đi bộ đan xen với các cảnh quan được bày trí khéo léo. Đáng chú ý hơn, một sân trượt tuyết cực lớn đã được xây dựng tại Shougang. Đây sẽ là địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông Olympic và Paralympic Bắc Kinh 2022.

Kho dự trữ nguyên liệu của nhà máy cũ đã được sửa sang thành nơi làm việc của Ban tổ chức Thế vận hội. Trong khi các xưởng chế biến than trước đây trở thành sân tập của Đội tuyển trượt băng quốc gia Trung Quốc.

Bên cạnh hệ thống nhà xưởng cũ của Tập đoàn Shougang, nhiều cơ sở công nghiệp khác, bao gồm nhà máy, hầm mỏ, khu công nghiệp đang rơi vào tình trạng xuống cấp và trở thành những “di sản công nghiệp” tại Trung Quốc.

Những di sản trên phản ánh lịch sử phát triển của kỹ thuật và công nghiệp tại Trung Quốc. Đồng thời cũng có giá trị nhất định về các mặt khoa học, kiến trúc, xã hội nên nhiều thành phố tại nước này đã và đang lập những kế hoạch phục hồi phù hợp, nhằm mục tiêu thổi sức sống vào di sản để tạo ra các giá trị mới.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người dân Trung Quốc chưa hiểu về giá trị của các di sản nêu trên. Thậm chí coi những công trình này là gánh nặng cho sự phát triển của các đô thị. Điều này dẫn đến một số di sản công nghiệp tại Trung Quốc đã bị phá hủy để nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng. Một số khác bị bỏ hoang, vùi mình trong chất thải và mục nát.

Trên thực tế, các di sản công nghiệp nằm rải rác ở nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc. Những công trình này là nhân chứng cho quá trình công nghiệp hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia tỷ dân. Các nhà máy, xưởng sản xuất, nơi từng tràn ngập tiếng ồn và máy móc bận rộn, là những trang quý giá về văn hóa công nghiệp của Trung Quốc, có tác dụng gợi nhớ ký ức của người dân về sự phát triển vượt bậc đã qua.

Do các di sản công nghiệp rất phong phú và đa dạng về nội dung, nên để khai thác hiệu quả nguồn lực này cần những mô hình đặc biệt thay vì áp dụng những cách tiếp cận phổ biến. Trong những năm gần đây, một số thành phố ở Trung Quốc đã thực hiện các dự án thí điểm về tái tạo các cơ sở công nghiệp cũ và thu được những bài học đáng giá.

Ví dụ, thành phố Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây), miền Đông Trung Quốc, nơi được mệnh danh là thủ phủ của đồ sứ, đã tận dụng rất tốt các nhà máy cũ do nhà nước xây dựng để tạo ra một không gian văn hóa sáng tạo mang tên Taoxichuan Ceramic Art Revenue. Hiện tại, địa điểm này đã thu hút gần 15.000 nhà sản xuất trong và ngoài Trung Quốc, tạo thành một khu phức hợp của các doanh nghiệp, nơi triển khai nhiều ý tưởng đổi mới.

Trung Quốc thổi sức sống mới cho các di sản công nghiệp ảnh 1

Khu phức hợp Taoxichuan Ceramic Art Revenue, Trung Quốc.

Tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, một bảo tàng bia đã được thiết lập bên trong nhà máy đã được xây dựng từ thế kỷ trước của Công ty TNHH bia Thanh Đảo. Đây là một trong số những nhà máy bia lớn nhất tại Trung Quốc. Và với việc xây dựng bảo tàng bia, du khách có thể đến gần hơn với lịch sử lâu đời của nhà máy bia cũng như quy trình công nghệ được ứng dụng qua các thời kỳ. Bảo tàng Thanh Đảo đang nổi lên như một phần của tuyến du lịch trải nghiệm chất lượng cao.

Những ví dụ trên chứng minh rằng bên cạnh vai trò sản xuất, các công xưởng và thiết bị máy móc cũ vẫn có thể phát huy hết giá trị nếu có chính sách cải tạo hợp lý, khai thác chính xác các đặc điểm văn hóa vốn có của công trình.

Tuy nhiên, việc hồi sinh các di sản công nghiệp không phải là điều dễ dàng mà đòi hỏi phải giải quyết một cách hợp lý mối liên quan giữa bảo vệ và phát triển. Chẳng hạn, trong quá trình chuyển đổi Công viên Shougang, nỗ lực bảo tồn kết cấu ban đầu của lò cao cũ thúc đẩy các kỹ sư phát triển lớp sơn mài trong suốt. Chất liệu mới không chỉ ngăn vỏ lò bị gỉ mà còn giữ được hình dáng vốn có của công trình.

Trong quá trình chuyển đổi, Trung Quốc đã học hỏi kinh nghiệm của một số nước phát triển trong việc tái sử dụng các di sản công nghiệp. Những câu chuyện chuyển đổi thành công được nhắc đến như Ironbridge ở Anh hay Ruhr, Đức. Đây là những địa điểm không chỉ sở hữu ý tưởng thiết kế sáng tạo và còn có quy hoạch chặt chẽ.

Với những đổi mới trong tầm nhìn và chiến lược về văn hóa, việc đầu tư cho di sản công nghiệp thông qua bảo vệ, phát triển và tái sử dụng không chỉ là xu hướng tất yếu trong thế kỷ mới, mà còn là điều cần thiết để thúc đẩy các động lực phát triển.

Theo Nhân Dân nhật báo

Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.