Trung Quốc xem xét áp đặt 'thuế dữ liệu'

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Đang có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc sẽ xem xét đánh "thuế dữ liệu" đối với các công ty công nghệ lớn, với lập luận cho rằng lợi nhuận kiếm được từ thông tin thuộc về tất cả xã hội, không chỉ các doanh nghiệp.

Trung Quốc xem xét áp đặt 'thuế dữ liệu'

Việc áp đặt ''thuế dữ liệu'' đối với các "gã khổng lồ" công nghệ nhiều khả năng sẽ trở thành một khía cạnh khác trong nỗ lực tạo ra sự ''thịnh vượng chung'' của chính phủ Trung Quốc, nhằm tái phân phái của cải xã hội một cách công bằng hơn trên toàn quốc.

"Các nền tảng sở hữu lượng lớn thông tin cá nhân sẽ trả lại 20% đến 30% doanh thu do các giao dịch tạo ra cho các nhà sản xuất dữ liệu đó", cựu Thị trưởng thành phố Trùng Khánh Huang Qifan phát biểu tại một hội nghị tài chính hàng năm được tổ chức vào cuối tháng 10.

Ông Huang lập luận rằng lợi ích thu được từ dữ liệu nên được trả lại cho toàn xã hội, bao gồm cả những cá nhân tạo ra dữ liệu, chứ không chỉ các doanh nghiệp.

Từng là nhà lập pháp kinh tế, ông Huang đã đóng một vai trò lớn trong việc phát triển trung tâm tài chính Phố Đông của thành phố Thượng Hải và sau đó trở thành thị trưởng Trùng Khánh vào năm 2010.

Ông được đánh giá cao về chuyên môn kinh tế và được cho là vẫn xây dựng các chính sách dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Do đó, khái niệm "thuế dữ liệu" mà ông Huang đề cập là dấu hiệu cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang thảo luận về vấn đề này.

Những "gã khổng lồ" internet đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc như Alibaba và Tencent sử dụng lượng lớn dữ liệu cá nhân mà họ thu thập được thông qua các dịch vụ của mình.

Các công ty này đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng cách khai thác dữ liệu và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, buộc chính phủ Trung Quốc phải siết chặt hoạt động quản lý doanh nghiệp công nghệ.

Phát biểu của ông Huang được coi là một "phát súng" bắn thẳng vào các nhà cung cấp dịch vụ internet lớn của Trung Quốc.

“Nhà nước nên sở hữu quyền tài phán đối với dữ liệu và quyền kinh doanh dữ liệu, các công ty internet sẽ không phải là nhân tố dẫn đầu nền kinh tế dữ liệu", ông Huang khẳng định.

Ngoài phát biểu của ông Huang, nhiều chính quyền địa phương của Trung Quốc cũng thể hiện quan điểm cứng rắn đối với nền kinh tế dữ liệu.

Thành phố Thượng Hải hồi tháng 9 đã ban hành một dự thảo cho biết "các cá nhân, cũng như các tập đoàn, có quyền hưởng lợi từ doanh thu tạo ra từ các giao dịch dữ liệu", lưu ý rằng quyền đó sẽ được chính quyền thành phố bảo vệ.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc vào tháng 10 đã phát hành "Kế hoạch Phát triển Thương mại Điện tử 5 năm lần thứ 14". Trong đó đặt mục tiêu nâng giá trị giao dịch của các dịch vụ trực tuyến từ 37 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 5,8 nghìn tỷ USD) vào năm 2020 lên 46 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Đồng thời, chính phủ sẽ tăng cường giám sát hơn nữa ngành công nghiệp internet, nhấn mạnh rằng sự phát triển của ngành dưới sự lãnh đạo của chính quyền Bắc Kinh là hết sức cần thiết.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch sửa đổi Luật Chống độc quyền và các luật liên quan khác. Với việc ban hành ba đạo luật quản lý dữ liệu, bao gồm Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/11, việc kiểm soát việc sử dụng dữ liệu internet của chính phủ Trung Quốc đang bước sang một giai đoạn mới.

Theo Nikkei Asia
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.