Đôi nét về Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây
Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây với tiền thân là Học viện Dân tộc Quảng Tây được thành lập vào năm 1952. Tháng 2 năm 2006, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phê chuẩn đổi tên của nhà trường thành trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.
Trường hiện có 16 học viện, 1 cơ sở đào tạo nhân lực chính quy cấp nhà nước, 1 phòng thí nghiệm trọng điểm khoa học cấp tỉnh, 2 cơ sở nghiên cứu trọng điểm khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh, 1 trung tâm nhân lực cao cấp của đại học cấp tỉnh.
Trường hiện có 722 nghiên cứu sinh, 12281 sinh viên, 1318 sinh viên cao học, 379 lưu học sinh và 717 giáo viên chuyên chức, trong đó có 104 giáo sư, 217 phó giáo sư. Giáo viên có học vị thạc sĩ trở lên có 307 người, chiếm 42.8% tổng số giáo viên. Nhiều giáo viên là chuyên gia, học giả nổi tiếng trong và ngoài nước.
Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học và cơ quan nghiên cứu trong nước như Đại học Tô Châu, Đại học Trung Sơn, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Viện khoa học xã hội Trung Quốc...; đã ký hiệp nghị hợp tác với 57 trường đại học và cơ sở nghiên cứu nước ngoài như Mỹ, Anh; trao đổi lưu học sinh với nhiều quốc gia.
Từ khi thành lập tới nay, Trường đã đào tạo hơn 90 nghìn cán bộ dân tộc thiểu số và các chuyên gia kỹ thuật. Trong đó có không ít sinh viên tốt nghiệp đã trở thành giáo sư, chuyên gia, học giả, nhà văn, nhà thơ và lãnh đạo của Đảng, chính phủ, quân đội, và đã giành được nhiều thành tựu.
Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây bắt đầu sáng lập chuyên ngành ngôn ngữ Đông Nam Á vào năm 1964, hiện có 9 chuyên ngành như tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Campuchia, tiếng Mianma, tiếng Indonesia, tiếng Malaysia và tiếng Anh,tiếng Pháp v.v…, là một trường đại học có mở ngôn ngữ Đông Nam Á đầy đủ nhất ở Trung Quốc và đã trở thành cơ sở đào tạo nhân tài cho Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN cũng như sự hợp tác giao lưu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây đã lần lượt thiết lập quan hệ giao lưu hợp tác với 90 đại học và cơ quan học thuật của hơn 10 nước như Thái Lan,Việt Nam, Anh... và trở thành cửa sổ quan trọng và cơ sở của hợp tác và giao lưu giữa Trung Quốc và ASEAN.
Các chuyên ngành đào tạo tại Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây
Chuyên ngành đào tạo | Hệ đại học | Hệ sau đại học |
Ngôn ngữ văn học Hán | ü | |
Hán ngữ đối ngoại | ü | |
Biên tập xuất bản học | ü | |
Tiếng Anh | ü | |
Tiếng Pháp | ü | |
Tiếng Thái Lan | ü | |
Tiếng Lào | ü | |
Tiếng Campuchia | ü | |
Dân tộc học | ü | ü |
Lịch sửTrung Quốc | ü | |
Giáo dục và Quản lý quốc phòng | ü | |
Quản lý hành chính | ü | ü |
Kinh tế và Thương mại Quốc tế | ü | |
Quản lý thông tin và hệ thống thông tin | ü | |
Toán họcứng dụng | ü | |
Vật lý học | ü | |
Công trình Thông tin điện tử | ü | |
Khoa học kỹ thuật máy tính | ü | |
Công trình viễn thông | ü | |
Hoá học ứng dụng | ü | ü |
Xã hội học | ü | |
Hồ sơ học | ü | ü |
Ngôn ngữ văn học dân tộc thiểu số Trung Quốc | ü | |
Ngôn ngữ văn học các nước Đông Nam Á | ü | |
Lý luận CN Mác và giáo dục tư tưởng chính trị | ü | |
Tự động hoá | ü | ü |
Chi phí học tập và sinh hoạt tại Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây
Học phí (NDT/năm) | Nhà ở (NDT/ năm) | Các chi phí khác (NDT) | Tổng cộng (NDT/năm) | |
Hệ tiến tu: | 12.300 | 3.280 - 9.900 | -Tiền ăn: 7.000-9.000/năm -Tiền sách: 400-800/năm -Thẻ cư trú: 400-1000/ năm -Phí ghi danh : 400 (đóng 1 lần) -Khám sức khoẻ : 300 (đóng 1 lần) -Đón sân bay: 80/lần | Hệ tiến tu: ~ từ 24.000 đến 34.000 |
Hệ đại học: | Hệ đại học: | |||
-Ngành Xã hội | 14.580 | -Ngành Xã hội ~ từ 26.000 đến 36.000 | ||
-Ngành Tự nhiên | 17.496 | -Ngành Tự nhiên ~ từ 29.000 đến 39.000 | ||
Hệ Sau đại học: | Hệ Sau đại học: | |||
-Ngành Xã hội | 18.000 | -Ngành Xã hội ~ từ 30.000 đến 40.000 | ||
-Ngành Tự nhiên | 21.600 | -Ngành Tự nhiên ~ từ 33.000 đến 43.000 |
Ghi chú: * Các khoản chi phí trên có thể thay đổi theo năm.
Địa chỉ:
OFFICE OF INTERNATIONAL STUDENT AFFAIRS
COLLEGE OF INTERNATIONAL EDUCATION
188 East Daxue Road, Nanning, Guangxi, 530006 P.R.China
Website: http://www.gxun.edu.cn
Xem thêm:
- Học tiếng Hán tại trường nào ở Trung Quốc là tốt nhất?
- Lý do để bạn chọn học tập tại trường Đại Học Sư Phạm Tứ Xuyên
- Chọn trường ĐH nào ở Trung Quốc để theo học ngành Kiến trúc?
Tuấn Minh (t/h)