TS. Đặng Ngọc Dinh 'hiến kế' chống tham nhũng cho lãnh đạo mới

“Chúng ta muốn phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả nhất nên bắt đầu từ việc đổi mới thể chế, hướng đến một nền quản trị hiện đại...” - PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh bày tỏ.
TS. Đặng Ngọc Dinh 'hiến kế' chống tham nhũng cho lãnh đạo mới

Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đang gây nhức nhối dư luận. Đặc biệt, theo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2015 vừa được công bố thì tham nhũng đang đang có xu hướng gia tăng, có tính chất “kinh niên”, chúng ta chưa thật sự quyết liệt trong việc phòng chống tham nhũng...

Để làm rõ hơn trước vấn đề này, PV Ngày Nay Online đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES).

TS. Đặng Ngọc Dinh 'hiến kế' chống tham nhũng cho lãnh đạo mới ảnh 1

PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES).

PV: Ông nhận định như thế nào về tình trạng tham nhũng hiện nay qua Báo cáo “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2015” do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) vừa công bố?

TS. Đặng Ngọc Dinh: Dự án PAPI nghiên cứu về những tham nhũng nhỏ ở nước ta, nên tôi chỉ đánh giá tình trạng tham nhung nhỏ nhặt. Tham nhũng này rất phổ biến hàng ngày trong xã hội và nó mang tính chất nền tảng, ổn định.

Thực tế, tham nhũng nhỏ ở Việt Nam đang tinh vi hơn và trở thành một “tập quán” trong xã hội. Mặc dù chưa gây ra sự đổ vỡ về mặt kinh tế nhưng nếu tham nhũng nhỏ mà không được kiểm soát nó sẽ khiến xã hội bị méo mó, mất đi tính công bằng.

PV: Còn tham nhũng lớn ở nước ta thì sao thưa ông?

TS. Đặng Ngọc Dinh: Do chưa nghiên cứu về tham nhũng lớn nên chưa thể đưa ra kết luận về các tính chất cụ thể. Tuy nhiên, nếu nước nào hoặc quốc gia nào có những tham nhũng nhỏ, khi những tham nhũng nhỏ ấy đều trở nên bình thường với người dân thì chắc chắn sẽ có tham nhũng lớn.

PV: Theo kết quả khảo sát của PAPI năm 2015, có tới 44% người dân trong số 14.000 người phải “lót tay” để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bị "vòi" gần 25 triệu đồng, người dân mới dám tố cáo tham nhũng, tình trạng chung chi, bồi dưỡng ngoài quy định cũng xảy ra khi người dân xin việc vào cơ quan nhà nước, khám chữa bệnh, xin giấy phép xây dựng và cho con học ở trường công. Tham nhũng có xu hướng gia tăng ở cấp tỉnh và sự quyết tâm chống tham nhũng chưa quyết liệt. Theo ông, nguyên nhân nào khiến người dân coi việc hối lộ, tham nhũng là chuyện rất bình thường như vậy?

TS. Đặng Ngọc Dinh: 14.000 người là con số mà PAPI lựa chọn đều là ngẫu nhiên, con số 44%, là những người đã được trải nghiệm qua các việc “lót tay”, tố cáo, bồi dưỡng, “bôi trơn”…

Ví dụ: Như việc người dân đi đến bệnh viện phải mang phong bì “lót tay” cho bác sĩ hoặc đối với các bậc phụ huynh khi đến trường con em mình muốn xin thầy cô quan tâm con em họ thường mang phong bì để “bồi dưỡng” cho thầy, cô giáo…

Chính vì việc người dân thích chạy chọt, biếu quà cáp, lo lót khi thực hiện công việc cần thiết; Những người hành pháp không nghiêm minh; Thể chế, cơ chế, cách vận hành Việt Nam còn tạo ra nhiều kẽ hở mới dẫn đến chuyện người dân coi việc hối lộ, tham nhũng là rất bình thường để sống chung với tham nhũng.

Chúng ta nên suy nghĩ về tình trạng tham nhũng nhỏ nó giống với môi trường, ta nên có người vận hành tốt, ý thức người dân tốt, máy móc sử dụng tốt, như vậy mới tạo ra một xã hội ít rác thải, thì tham nhũng cũng tương tự thế.

TS. Đặng Ngọc Dinh 'hiến kế' chống tham nhũng cho lãnh đạo mới ảnh 2

Theo báo cáo PAPI (2015), tham nhũng có xu hướng gia tăng ở cấp tỉnh và sự quyết tâm chống tham nhũng chưa quyết liệt. Ảnh: Internet.

PV: Thưa ông, ông kỳ vọng như thế nào trước thay đổi các nhân sự nhiệm kỳ mới của Việt Nam nhằm thể hiện được rõ trách nhiệm và tạo sự tin tưởng đối với nhân dân vào việc phòng chống tham nhũng?

TS. Đặng Ngọc Dinh: Việt Nam đổi mới các nhân sự nhiệm kỳ là rất tốt. Tuy nhiên, trước việc phòng chống tham nhũng cái quan trọng trên hết là dựa vào các luật lệ, cơ chế và phương thức vận hành có tốt hay không. Bởi vì, khi đã có phương thức rồi thì nhân sự này hoặc nhân sự kia lên cũng đều phải theo phương thức đó. Còn khi cơ chế mà chưa thiết lập được thì cần phải dựa vào nhân sự xem có quyết liệt hay không.

Chúng ta vẫn còn phải chờ xem cách mà các nhân sự mới làm việc trong thời gian tới, như vậy mới có thể đánh giá được sự quyết liệt trong phòng chống tham nhũng hay không. Hy vọng, các nhân sự mới có thể theo hướng quản trị hiện đại giống như thế giới, có thể công khai, minh bạch, giải trình và có sự tham gia của người dân trong phòng chống tham nhũng.

PV: Theo ông, Việt Nam muốn phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả nên bắt đầu từ đâu?

TS. Đặng Ngọc Dinh: Thực tế, tình trạng tham nhũng đang gây nhức nhối ở Việt Nam, nếu chúng ta muốn phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả nhất nên bắt đầu từ việc đổi mới thể chế, hướng đến một nền quản trị hiện đại vừa có sự quản lý của các cơ quan công quyền, vừa có sự đánh giá, công khai minh bạch và có cơ chế kiểm soát tham nhũng. Sự đổi mới về thể chế cần chú trọng vào kinh tế, vì kinh tế rất quan trọng.

Xin cảm ơn ông!

Mạnh Hưng (thực hiện)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.