Tự biến mình thành 'ác quỷ' sau ba cuộc tình không có được mái ấm

Hai cuộc tình bị lừa dối, cứ tưởng trong cuộc tình cuối sẽ có một mái ấm thật sự, nào ngờ chính bi kịch của cuộc tình nghiệt ngã này đã biến thị từ một 'ác quỷ'.
Tự biến mình thành 'ác quỷ' sau ba cuộc tình không có được mái ấm

Cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác, Trần Thị Kim Loan (ngụ tại thôn Tân Hoà, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) luôn khao khát có được một người chồng tốt tính và có một gia đình đầy hạnh phúc. Nào ngờ qua hai lần bị dụ dỗ và sau đó “yêu râu xanh” lặn mất tăm để lại cho thị một mình nuôi hai đứa con không cha.

Cứ tưởng trong cuộc tình cuối cùng sẽ có một mái ấm thật sự, nào ngờ bi kịch của cuộc tình nghiệt ngã này đã biến thị từ một người hiền lành thành một “ác quỷ” khi nhẫn tâm pha thuốc độc vào chai nước giải khát để đầu độc mẹ vợ và con gái của người “chồng hờ”…

Những cuộc tình bất hạnh

Con đường vào xã vùng núi Sông Bình phải xiên qua những con đường đất đỏ xa tít. Thôn Tân Hòa dường như là thôn nằm ở xa nhất của xã.

Trong căn nhà mái tranh xiêu vẹo, chỉ có một cặp vợ chồng già đang chuẩn bị cho bữa cơm tối chỉ rau dưa khiến chúng tôi cảm thấy thương cảm.

Pha ấm trà, ông Trần Năm (SN 1956, cha ruột của Loan) buồn rầu khi nhắc lại câu chuyện buồn của đứa con gái xảy ra cách đây chừng năm năm về trước để dẫn đến bi kịch mà đến bây giờ vợ chồng ông vẫn không dám đối diện với những người dân xung quanh vùng.

Loan là là người con gái đầu trong gia đình thuần nông đông anh chị em. Vì gia đình quá khó khăn, nên hầu hết những đứa con đều không được đến trường, thị cũng không ngoại lệ.

Tự biến mình thành 'ác quỷ' sau ba cuộc tình không có được mái ấm ảnh 1

Uất ức, Loan đã đầu độc mẹ và con “chồng hờ”.

Thôi học từ khi mới bước vào lớp 1, nên cái chữ tròn méo thế nào thị cũng không hề biết. Đến năm 6 tuổi, một cơn sốt co giật đã ập đến với thị làm đầu óc trở nên “ngơ ngơ”, khiến những người dân ở địa phương không khỏi xót xa và từ đó thị còn có một cái tên khác gắn liền với tính cách của mình “Loan khùng”.

Mặc dù đầu óc đôi không bình thường, nhưng là chị cả trong gia đình nên Loan phải làm việc phụ giúp cho ba mẹ. Khi thì đi nhặt phân bò đem bán lấy vài ba chục ngàn, khi thì lên rẫy chặt những cây củi nhỏ để đốt than cùng với mấy người lớn trong xóm.

Đến khoảng năm 20 tuổi, thị vấp cũ ngã đầu đời khiến cho cha mẹ và những người thân trong xóm giềng hết sức bất bình và đau lòng.

Nén lại nỗi buồn sau bấy nhiêu năm, ông Năm nghẹn đắng kể lại: “Lúc đó khoảng cuối một ngày tháng 8/1994, vợ chồng tôi đi làm trên rẫy đến tối mịt mới về thì bất ngờ nhận được hung tin từ một người cháu hàng xóm báo là chị Loan đã có thai rồi và định bỏ nhà đi không về. Nghe đến đó, vợ chồng tôi chỉ biết chết điếng mà không thể tin nỗi đó là sự thật. Con dại thì cái mang chứ biết sao giờ.

Chúng tôi bỏ công ăn việc làm đi tìm con gái về hỏi đầu đuôi câu chuyện thế nào và tác giả của bào thai kia là ai để biết đường mà tính tiếp. Nào ngờ đứa con gái không nhớ rõ mặt mũi tên yêu râu xanh là ai nên chúng tôi đành nén lại nỗi nhục để đâm đơn lên cơ quan chức năng".

Tưởng rằng như thế đã là nỗi đau quá lớn đối với gia đình, nào ngờ ngay cả đứa cháu trai kháu khỉnh mới chào đời được vài ba năm cũng vội vã từ biệt ông bà ngoại nó ra đi mãi mãi trong một lần tai nạn.

“Chiều hôm đó đang làm rẫy thì vợ chồng tôi bủn rũn chân tay khi nghe người hàng xóm báo hung tin là thằng cháu đã bị té xuống ao tử vong ở một cái đìa gần nhà.

Lúc về tới nhà, vợ tôi và mẹ nó (ý nói Loan) ngất lên ngất xuống tưởng chừng như chết theo đứa cháu. Rồi tôi cũng đành ngậm ngùi tiễn cháu về nơi chín suối trong thanh thản. Thật sự đau xót lắm mấy chú à, chúng tôi ăn ở có tội tình gì mà phải gặp tai ương như thế chứ”, nước mắt ngăn câu nói của ông Năm lại.

Quá buồn vì những chuyện đau thương xảy ra với mình, Loan quyết định bỏ đi nơi khác để kiếm việc làm và để nguôi ngoai đi được phần nào nỗi đau. Nhưng với tính cách “ngây ngây” của thị thì không ai chịu nhận vào làm việc cả.

Lang thang khắp nơi nhưng việc thì không có mà tiền đi đường cũng cạn sạch. Không còn cách nào, Loan đành quay về sống với cha mẹ già.

Đến khoảng đầu năm 2004, trong lúc ở nhà thị có quen với một người đàn ông ở cùng địa phương tên là Q. Một năm sau đó, hai người có với nhau một đứa con gái tên là Trần Thị Kim T. (SN 2005).

Tưởng rằng hạnh phúc từ đây sẽ đến với người đàn bà bất hạnh này, nào ngờ người chồng này không những cảm thông cho những nỗi đau của vợ mà cố gắng làm lụng nuôi con cái, mà ngược lại gã thường lêu lổng rượu chè và đánh đập vợ con khiến cho hàng xóm hết sức phẫn nộ. Sau gần 2 năm chung sống, Loan quyết định gửi con cho bố mẹ chăm sóc và bỏ đi.

Đầu độc con riêng và mẹ của “chồng hờ”

Sau đó thị vào huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận) để tìm việc làm. Tại đây thị gặp anh Nguyễn Hữu T. (SN 1977, ngụ tại thôn 4, xã Đức Chính, huyện Đức Linh, Bình Thuận) đang làm cai thầu công trình xây dựng nhỏ.

Vì trước đó, anh T. cũng đã li hôn với người vợ từng đầu ấp tay gối sau mười mấy năm chung sống, giữa 2 người vì cảm thông cho nhau nên đã nảy sinh tình cảm yêu đương.

Chỉ một thời gian sau đó, hai người tìm về dưới một mái ấm để tiện bề quan tâm chăm sóc cho nhau. Mặc dù đã li hôn với người vợ trước, nhưng anh Tưởng phải chịu một mức tiền trợ cấp nuôi đứa con riêng hàng tháng là 1 triệu đồng, cứ hàng tháng là người nhà của gia đình vợ cũ đến lấy.

Trong thời gian sống chung với anh Tưởng, Loan thường xuyên chứng kiến cảnh hai bà cháu từ phía gia đình vợ cũ của anh ghé đến để “đòi tiền”. Cũng từ những lần lui tới này, đứa bé thường hay tìm cách để được trò chuyện thân mật với cha mình, khiến cho Loan có cảm giác sợ mất “chồng”.

Từ sự ghen tuông ích kỉ này, thị quyết tâm tìm cách ngăn cản những cuộc gặp gỡ như thế này, và khư khư giữ lấy anh Tưởng. Nhiều lần tâm sự với anh Tưởng về chuyện này, thị đều viện lí do là do gia đình bên đó (ý nói bên gia đình vợ cũ anh Tưởng) muốn cản trở hạnh phúc gia đình của mình nên thị không ưa.

Và chuyện gì đến đã đến, khoảng trưa ngày 26/10/2013, bà Phạm Thị Hương dẫn đứa con riêng của anh Tưởng là Nguyễn Ngọc Tâm (SN 2009) từ TP Hồ Chí Minh ra huyện Đức Linh chơi. Lúc này vì đang bận làm việc tại công trình nên anh Tưởng đã gọi điện nhờ Loan đi giúp.

Trên đường đi, Loan nảy ý định sát hại hai bà cháu. Nghĩ làm làm, thị đến một hiệu thuốc bảo vệ thực vật ở gần đó mua 1 bì thuốc chuột, và hai chai nước ngọt hiệu Sting. Sau đó thị hoà tan số thuốc chuột đó vào hai chai nước ngọt, đóng nắp lại như cũ.

Khi Loan gặp bà Hương và cháu Tâm, Loan đon đả mời chào như không có chyện gì xảy ra, đồng thời đưa hai chai nước ngọt cho hai người uống cho “đỡ mệt”. Rất may là cháu Tâm bị say xe không uống được nên thoát nạn, bà Hương vì nể tình nên uống lấy lệ 2 ngụm.

Trong khi bỏ thuốc chuột vào hai chai nước ngọt, vì quá run sợ bị phát giác nên thị đã làm thuốc rơi ra phía ngoài, khiến cho người chủ quán nước cảm thấy nghi ngờ về giã tâm xấu nên điện báo cho người thân của anh Tưởng.

Khi nghe được hung tin, anh T. gặn hỏi thì Loan thừa nhận hành động tàn nhẫn của mình là đã bỏ thuốc độc vào chai nước cho bà Hương uống. Ngay lập tức, bà Hương cùng cháu Tâm được đưa đến bệnh viện Nam Bình Thuận để cấp cứu.

Do phát hiện kịp thời, nạn nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch. Trần Thị Kim Loan nhanh chóng bị bắt giữ để phục vụ công tác điều tra. Cuối tháng 2/2014, cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát tỉnh Bình Thuận đề nghị truy tố Loan về tội giết người.

“Lúc con gái tôi nó bị giam gần 5 tháng nay rồi mà vợ chồng tôi không hay biết gì cả. Suốt ngày chỉ quần quật trên nương trên rẫy nên không biết nó bị bắt.

Rồi sau đó, chúng tôi phải bỏ công bỏ việc mà vay mượn tiền bạc hàng xóm láng giềng để đi hơn 60km vào trại thăm con. Giờ vợ chồng tôi phải làm lụng mà nuôi mấy đứa cháu chứ biết sao bây giờ, chỉ mong con Loan nó cải tạo được tốt rồi trở về mà nuôi con cái. Âu cái cuộc đời của nó cũng khổ quá…”, bà Nguyễn Thị Nữ (SN 1953, mẹ của Loan) nói trong chua chát.

Ngô Lệ

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.