Trong Ngày Quốc tế Ngôn ngữ mẹ đẻ năm 2018, (21-2), UNESCO nhắc lại cam kết của mình về sự đa dạng ngôn ngữ và đề nghị các quốc gia thành viên của mình chào mừng ngày kỷ niệm này bằng càng nhiều ngôn ngữ càng tốt để nhắc nhở rằng sự đa dạng ngôn ngữ và đa ngôn ngữ là cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Năm nay ,UNESCO cũng kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và khẳng định "không phân biệt đối xử có thể được thực hiện trên cơ sở ngôn ngữ" và ăn mừng sự kiện tuyên ngôn này được dịch sang hơn 500 ngôn ngữ. Điều này cũng được ủng hộ trong Công ước chống Phân biệt đối xử trong Giáo dục năm 1960, trong đó cấm mọi hành vi phân biệt đối xử trong giáo dục, nhất là phân biệt đối xử dựa trên ngôn ngữ.
Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay trong thông điệp của mình cũng cho biết: "Một ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp; đó chính là thực trạng của nhân loại. Các giá trị, niềm tin và bản sắc của chúng ta được gắn vào trong đó. Thông qua ngôn ngữ chúng ta truyền đạt những kinh nghiệm, truyền thống và kiến thức của mình. Sự đa dạng của ngôn ngữ phản ánh sự giàu có không thể phủ nhận của trí tưởng tượng và lối sống của con người".
UNESCO đã tổ chức Ngày Quốc tế Ngôn ngữ Mẹ đẻ gần 20 năm nay với mục đích giữ gìn sự đa dạng về ngôn ngữ và thúc đẩy giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tầm quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ trong giáo dục
Tính đa dạng ngôn ngữ đang ngày càng bị đe dọa khi ngày càng nhiều ngôn ngữ biến mất. Trên toàn cầu, 40% dân số không được tiếp cận giáo dục bằng một ngôn ngữ mà họ nói hoặc hiểu được. Tuy nhiên, đã có những tiến bộ đang được thực hiện trong giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ với sự hiểu biết ngày càng tăng về tầm quan trọng của nó, đặc biệt là trong giáo dục trẻ từ 4 đến 6 tuổi và cam kết nhiều hơn cho sự phát triển của ngôn ngữ mẹ đẻ trong đời sống công cộng.
Các xã hội đa văn hóa và đa ngôn ngữ đã tồn tại thông qua ngôn ngữ mà nhờ đó, những tri thức truyền thống và các nền văn hoá được truyền đạt và bảo tồn một cách bền vững.
Mục tiêu Phát triển Bền vững phụ thuộc vào tính đa dạng ngôn ngữ và đa ngôn ngữ như là một đóng góp quan trọng cho Giáo dục Công dân Toàn cầu trong quá trình thúc đẩy sự liên kết giữa các nền văn hóa và cách chung sống tốt hơn.
Sự kiện này được đánh dấu tại Trụ sở UNESCO, Paris bằng một cuộc thảo luận của các chuyên gia ngôn ngữ về chủ đề "Ngôn ngữ, tài sản của chúng ta" với sự tham gia phối hợp của tổ chức Internationale de la Francophonie. Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu về Ngôn ngữ giảng dạy và học vấn trong các ngữ cảnh đa ngôn ngữ .
Ý tưởng kỷ niệm Ngày Quốc tế Ngôn ngữ Mẹ đẻ là sáng kiến của Bangladesh. Ý tưởng này đã được phê duyệt tại Đại hội toàn cầu năm 1999 của UNESCO và đã được kỉ niệm trên khắp thế giới từ năm 2000. Ở Bangladesh, ngày 21/2 là ngày kỷ niệm người Bangladesh chiến đấu để được công nhận ngôn ngữ Bangla.