Vắc-xin COVID-19 và câu chuyện đạo đức

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Theo Bloomberg, vắc-xin COVID-19 cần phải được chia sẻ cho các nước không đủ điều kiện để đặt hàng trước, thay vì bị những quốc gia giàu có "thâu tóm".

(Ảnh minh hoạ: Bloomberg)
(Ảnh minh hoạ: Bloomberg)

(Bài viết thể hiện quan điểm của Andreas Kluth, chuyên gia bình luận của Bloomberg.)

Có lẽ chỉ vài tuần nữa, vắc-xin cho COVID-19 sẽ bắt đầu được đưa vào sử dụng đại trà. Nếu như 2019 là năm mà cái tên COVID-19 ra đời, 2020 là năm của khẩu trang, áo choàng và băng gạc thì 2021 sẽ là năm của những chiếc lọ đựng vắc-xin. Các quốc gia giàu có đều đã đặt hàng hàng triệu liều vắc-xin; ngược lại, những nước nghèo chỉ đang hy vọng rằng họ sẽ không bị bỏ rơi. Làm sao để đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người?

Đây không chỉ là cuộc tranh luận giữa 2 phe: chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đa phương tại nhiều nước phương Tây. Câu hỏi về tính đạo đức này đã tồn tại rất lâu, và chưa ai có thể giải đáp nó. Trong một cuộc đối thoại của nhà triết học vĩ đại người Hy Lạp Plato, một người đàn ông đã lập luận rằng, công lý đơn thuần là quy luật của tự nhiên, nghĩa là nó thuộc về kẻ mạnh. Có gì sai trái khi các nước giàu có mua vắc-xin trước để cứu người dân của họ?

Socrates, thầy của Plato, đã phản bác rằng công lý đòi hỏi sự hợp tác dựa trên cái nhìn tương đồng về kẻ mạnh và kẻ yếu. Đơn giản hơn, trong bối cảnh hiện nay, vắc-xin nên được chia sẻ cho tất cả mọi người. Nhưng góc nhìn mang tính đạo đức này không phải là lý do duy nhất. Bởi trên thực tiễn, việc phân phối đồng đều vắc-xin sẽ giúp nhiều người được sống hơn chúng ta nghĩ.

Một phòng thí nghiệm tại Đại học Northeastern, Boston đã dự đoán 2 kịch bản khi vắc-xin COVID-19 xuất hiện trong tháng 3/2020. Giả sử, cả thế giới đã sản xuất được 3 tỷ liều vắc-xin. Ở kịch bản đầu tiên, các quốc gia giàu có sẽ mua hết 2 tỷ liều đầu tiên. Trong khi đó, 1 tỷ liều còn lại sẽ được “để dành” cho những quốc gia khác Trong kịch bản thứ hai, cả 3 tỷ liều vắc-xin sẽ được chia đều cho mọi quốc gia dựa trên dân số của từng nước. Tỷ lệ tử vong trên toàn cầu sẽ giảm 33% trong trường hợp đầu tiên. Nhưng khi tất cả quốc gia đều mua được vắc-xin, tỷ lệ tử vong sẽ giảm tới 61%.

Vắc-xin COVID-19 và câu chuyện đạo đức ảnh 1

Pfizer và BioNTech cho biết có thể sản xuất tới 50 triệu liều vaccine trong năm nay. Ảnh: Reuters.

Nếu cả thế giới cùng hợp tác, đại dịch COVID-19 sẽ bị đánh bại trong chốc lát. Nhưng nếu các nước không thể chia sẻ cùng nhau, dịch bệnh sẽ còn tiếp tục, và số người tử vong sẽ còn tăng. Vấn đề nan giải là quốc gia nào cũng muốn giành giật nhiều liều vắc-xin nhất có thể.

ACT-Accelerator, một nỗ lực hợp tác giữa các chính phủ, công ty, nhà khoa học và các nhà từ thiện, đang được xây dựng nhằm cung cấp các xét nghiệm và vắc xin cho các nước nghèo. Dự án đã thu được 5,1 tỷ USD tiền hỗ trợ, nhưng vẫn còn đến 28,2 tỷ USD nữa để có thể phân phối đủ dụng cụ và vắc-xin cho các quốc gia đang phát triển. Để thu hút những nước giàu có tham gia vào dự án, cần phải thuyết phục rằng nếu để dịch bệnh hoành hành ở phần còn lại của thế giới, chính họ cũng mất đi lợi ích của mình. Một ví dụ điển hình là khi Nhật Bản phải hoãn tổ chức Olympics 2020, nhu cầu quốc tế với hàng xuất khẩu của Đức và khí đốt của Mỹ cũng bị ảnh hưởng.

Eurasia Group, tập đoàn tài trợ chính cho dự án ACT-Accelerator, tính toán rằng lợi nhuận mà 10 quốc gia tài trợ hàng đầu thu được sẽ là khoảng 153 tỷ USD sau 1 năm. Sau 5 năm, con số này tăng lên 466 tỷ USD - gấp gần 10 lần số tiền dự án ACT-Accelerator cần đến. Đặc biệt, nếu so sánh với những gói kích cầu mà các quốc gia phát triển đã thông qua, số tiền tài trợ cần thiết cho ACT-Accelerator không hề vượt quá khả năng của họ.

Các nước phát triển sẽ phải quyết định nhiều vấn đề trong thời gian tới: phê duyệt loại vắc-xin nào, đâu là thời điểm hợp lý để tung vắc-xin ra thị trường, cách phân phối phù hợp những liều vắc-xin cho toàn bộ người dân, làm sao để ngăn chặn tin giả từ những người chống vắc-xin… Nhưng họ cũng nên quan tâm tới việc phân phối vắc-xin cho những nước đang phát triển.

Theo Bloomberg
TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.