Vạch măt 'Tiến sĩ dạy làm giàu' lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng từ dự án bánh vẽ… 'macca tỷ đô'

Ngày 21-5-2018, sau 6 ngày xét xử và nghị án kéo dài, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phạm Thanh Hải (SN 1966), trú tại quận Hà Đông, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế - IDT, chủ trang mạng “Học làm giàu” tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Phạm Thanh Hải đã phải trả giá bằng bản án tù chung thân cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của mình
Phạm Thanh Hải đã phải trả giá bằng bản án tù chung thân cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của mình

Theo đánh giá của TAND TP Hà Nội, hành vi của Phạm Thanh Hải là đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội vì đã sử dụng thủ đoạn gian dối, tinh vi để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của hàng trăm người. 

Mời trinh sát an ninh... góp vốn đầu tư

Nhớ lại chuyên án HDV 5 được khám phá vào cuối năm 2017, trinh sát Phòng An ninh tài chính tiền tệ đầu tư cho biết, bắt nguồn của vụ việc là do một cán bộ của Đội An ninh ngân hàng và chống tội phạm tiền giả được người quen giới thiệu góp vốn vào một dự án đầu tư với mức lãi cao gấp hàng chục lần so với ngân hàng. Nghi ngờ có dấu hiệu không bình thường, trinh sát này đã báo cáo chỉ huy Đội và tìm cách xâm nhập vào đường dây huy động vốn  trong vai một nhà đầu tư. 

Để tiếp xúc được với Phạm Thanh Hải là không hề dễ dàng. Thông qua nhiều đầu mối khác nhau và một khoảng thời gian dài, trinh sát đã tiếp cận trực tiếp được với Phạm Thanh Hải. Choáng ngợp với những phát ngôn “chém gió” của Hải là cảm giác đầu tiên của những người trinh sát an ninh tài chính tiền tệ đầu tư. 

Hải đã tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo, “nói có người nghe, đe có người sợ”. Phạm Thanh Hải tự giới thiệu là tiến sĩ, diễn giả, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại trường ĐH Tổng hợp Belarus (Liên Xô cũ), có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, với vốn kiến thức tài chính, kiến thức làm giàu phong phú, kiến thức về khoa học làm giàu, là  “người anh cả” của dự án học làm giàu. Tuy nhiên, xác minh tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Đối ngoại, Bộ Công an xác định thông tin Phạm Thanh Hải được cấp bằng tiến sĩ tại Belarus là không có căn cứ.

Trong các buổi diễn thuyết, “tiến sĩ” dạy làm giàu khẳng định việc làm giàu có thể học được và mọi người đều có thể thành công làm giàu. Trong các thông tin mà Phạm Thanh Hải đưa ra, có thông tin Công ty IDT đang triển khai dự án trồng cây macca có giá trị kinh tế cao, 1ha maccadamia mang tới thu nhập 2.000 - 3.000 USD.

Do đó, triển vọng làm giàu từ cây macca “tỷ đô” là khả thi với mục tiêu phát triển dự án maccadamia có doanh thu trong chu kỳ kinh doanh 20 năm là 2.595 tỷ đồng (?!)... Nhằm tăng tính thuyết phục với các nhà đầu tư, tháng 6-2014, công ty của Hải đã cho ra thị trường các sản phẩm nhân macca dán nhãn cao cấp.

Dự án  “macca tỷ đô” chỉ là bánh vẽ

Trong một khoảng thời gian khá dài, lực lượng Đội An ninh ngân hàng và chống tội phạm tiền giả dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP và chỉ huy Phòng An ninh tài chính tiền tệ đầu tư đã từng bước xâm nhập vào đường dây huy động vốn. Những chứng cứ về hành vi lừa đảo của ông chủ trang mạng “Học làm giàu” mỗi ngày lại dày thêm trong tủ hồ sơ của các trinh sát. Đồng thời, các anh cũng đã đề nghị Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội cùng vào cuộc. 

Đến thời điểm cuối năm 2017, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội xác định có 496 cá nhân trình báo và đề nghị xử lý theo pháp luật về việc bị Phạm Thanh Hải chiếm đoạt trên 455 tỷ đồng (theo phiếu thu). Về dân sự, căn cứ theo nội dung hợp đồng mà Phạm Thanh Hải ký kết với nhà đầu tư thì tổng số tiền các cá nhân đề nghị được bồi thường là trên 577 tỷ đồng. Cơ quan CSĐT đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội truy tố Phạm Thanh Hải về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4, Điều 139, Bộ luật Hình sự. 

Một chi tiết thú vị trong vụ án này, đó là khi Phạm Thanh Hải bị bắt vào năm 2015, người nhà của Hải qua giới thiệu đã tìm gặp Tô Văn Tập ở Phúc Thọ, Hà Nội  để nhờ “chạy án” cho Hải và bị Tập đưa vào bẫy lừa. Tô Văn Tập tự giới thiệu có nhiều mối quan hệ với các lãnh đạo, có khả năng  “chạy” cho Phạm Thanh Hải được tại ngoại, yêu cầu người nhà của Hải đưa tiền và mua điện thoại có giá trị cao để đi “lo lót”, chiếm đoạt nhiều lần tổng số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng. Tô Văn Tập sau đó cũng bị tuyên án 14  năm tù giam.

Trở lại với chiêu bài của Phạm Thanh Hải, Hải tuyên bố do hạt macca thu hoạch trong nước không đáng kể nên các sản phẩm của IDT đều được chế biến chủ yếu từ hạt macca nhập khẩu của Australia. Do vậy, ngoài việc phát triển các sản phẩm chế biến từ nhân macca, IDT cũng đang triển khai dự án trồng gần 4.000ha giống cây này tại Điện Biên. Thế nhưng, trên thực tế, dự án “macca tỷ đô” chỉ là “bánh vẽ”. Dự án 4.000ha macca mà Phạm Thanh Hải huy động vốn để trồng không nhìn thấy kết quả.

Không những vậy, đến tháng 4-2015, Bộ NN&PTNT cũng đã khẳng định, chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch cây macca, quy trình nhân giống, chăm sóc và công nghệ chế biến macca cũng chưa được hoàn thiện.

Thủ đoạn khiến nhiều người mê muội

Những chiêu trò khua môi múa mép và “chơi đẹp” của Hải khiến nhiều người mê muội.  Để thu hút được nhiều người góp vốn, Hải đưa ra các hợp đồng có lãi suất cao hơn rất nhiều lần so với lãi suất ngân hàng (40-50%/năm) với nhiều loại hợp đồng theo thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng... Không chỉ đưa ra lãi suất cao để nhà đầu tư thấy “hiệu quả” làm giàu nhanh, Phạm Thanh Hải còn chỉ đạo cắt lãi ngay cho nhà đầu tư khi nộp tiền và chi từ 2-10% tiền thưởng “kết nối, môi giới” cho những người giới thiệu hợp đồng mới.

Với thủ đoạn trên, chỉ trong thời gian 1 năm từ tháng 10-2004 đến tháng 10-2005, Phạm Thanh Hải đã huy động được trên 2.700 tỷ đồng từ nhà đầu tư. Ngay khi Hải bị bắt, đã có hàng trăm người làm đơn đề nghị cơ quan công an cho Hải được tại ngoại. Thậm chí khi phiên tòa xét xử Phạm Thanh Hải được mở với hơn 2.500 nhà đầu tư bao gồm bị hại và người liên quan, vẫn còn rất nhiều người cho rằng mình không phải là... bị hại, đề nghị HĐXX trả tự do cho bị cáo Phạm Thanh Hải để về tiếp tục dạy... cách làm giàu.

Song trên thực tế, dòng tiền huy động rất lớn nhưng Hải không quản lý thu, chi theo sổ sách kế toán. Và càng về sau thì số lượng người nộp tiền đầu tư thông qua Hải càng lớn. Số tiền gốc, lãi và chi phí hàng tháng cũng đội thêm hàng trăm tỷ đồng. Quá trình huy động vốn, Hải luôn lấy tiền của người đầu tư sau để trả cho người đầu tư trước  nhằm tránh sự đổ vỡ của hệ thống.  

Phạm Thanh Hải đã phải trả giá bằng bản án tù chung thân cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của mình, nhưng đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những người hám lợi, tin tưởng vào “bánh vẽ” của những kẻ lừa đảo. 

Chuyên án HDV 5 thời điểm đó còn đấu tranh với đối tượng Trịnh Anh Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Williams Việt Nam, cũng với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức  góp vốn đầu tư kinh doanh, trả lãi suất cực cao so với lãi suất ngân hàng tương tự như Phạm Thanh Hải. Đó là dấu ấn của những người trinh sát An ninh ngân hàng và chống tội phạm tiền giả, thông minh, mưu trí khi lật tẩy hành vi phạm tội của những kẻ lừa đảo tinh vi, nhiều thủ đoạn. 

Những chiêu trò khua môi múa mép và “chơi đẹp” của Phạm Thanh Hải khiến nhiều người mê muội.  Để thu hút được nhiều người góp vốn, Hải đưa ra các hợp đồng có lãi suất cao hơn rất nhiều lần so với lãi suất ngân hàng (40-50%/năm)... Không chỉ đưa ra lãi suất cao để nhà đầu tư thấy “hiệu quả” làm giàu nhanh, Hải còn chỉ đạo cắt lãi ngay cho nhà đầu tư khi nộp tiền và chi từ 2-10% tiền thưởng “kết nối, môi giới” cho những người giới thiệu hợp đồng mới.

Theo An ninh Thủ đô
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: