Vật liệu bền vững 'tái sinh' ngành công nghiệp thời trang

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong xu hướng phát triển bền vững, tương lai của ngành công nghiệp thời trang không chỉ đến từ thiết kế hay chất lượng sản phẩm, mà còn đến từ nguồn vật liệu thay thế giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
Buổi chụp hình tại một cơ sở tái chế thời trang may mặc.
Buổi chụp hình tại một cơ sở tái chế thời trang may mặc.

Những tác động của ngành công nghiệp thời trang nói riêng và ngành dệt may nói chung đến môi trường hiện rất đáng báo động. Tuy nhiên, nhìn ở một chiều hướng tích cực hơn, người tiêu dùng cũng đã dần chú trọng đến những tác động tiêu cực từ sự phát triển của ngành thời trang nhanh đến môi trường sống.

Vào tháng 4, sáng kiến “Thị trường bền vững” được triển khai dưới sự bảo trợ của Vua Charles III, đã đưa ra bản “Tuyên ngôn thời trang tái tạo”, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải hướng tới một ngành thời trang “vì môi trường và thiên nhiên”. Sáng kiến này có sự tham gia tích cực của một số các thương hiệu lớn như Burberry, Chloé và Stella McCartney.

“Rất nhiều biện pháp hiện đang được triển khai nhằm hướng tới một ngành thời trang phát triển bền vững, bao gồm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên hữu hạn như nhiên liệu hóa thạch, hạn chế sử dụng nước ngọt, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất và thuốc nhuộm độc hại, cũng như một giải pháp mới được đưa ra gần đây là giảm vi nhựa thải ra từ hàng dệt,” Nicole van der Elst, thành viên Liên đoàn Dệt may và Thời trang Singapore (TaFF), đồng thời là Chủ tịch Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững của TaFF, cho biết.

“Các thương hiệu trong ngành được kỳ vọng sẽ công khai minh bạch hơn về tác động môi trường, giải pháp, tiến độ thực hiện và kết quả đạt được”, bà Nicole chia sẻ.

“Một thương hiệu hoặc nhà sản xuất có trách nhiệm cần phải công khai minh bạch quy trình sản xuất với người tiêu dùng, trong đó bao gồm cả nguồn gốc xuất xứ các vật liệu đầu vào của họ đến từ đâu – mỗi giai đoạn sản xuất đều phải được truy xuất thông tin chi tiết, cụ thể”, Eugenia Law, chuyên gia tại Trung tâm Di sản, Nghệ thuật và Dệt may (CHAT) của Hồng Kông, bày tỏ quan điểm.

“Như vậy, khách hàng của họ sẽ có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về những sản phẩm mà mình mua, cũng như những tác động của chúng đến môi trường”, cô Eugenia nhấn mạnh .

Tương lai ngành thời trang

Nguồn vật liệu bền vững chắc chắn sẽ là tương lai của ngành thời trang và rộng hơn là ngành dệt may. Các loại vật liệu mới này sẽ không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn có khả năng đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các thương hiệu lớn về tính thẩm mỹ, độ bền và chất lượng, trong đó có thể kể đến các loại sợi cellulose nhân tạo (MMCF).

Sợi cellulose rất phổ biến trong ngành may mặc, chỉ xếp sau sợi bông (sợi cotton). Việc sử dụng sợi cellulose có thể tái tạo và phân hủy sinh học, trong việc sản xuất các loại vải như viscose/rayon, lyocell, modal và cupro, sẽ giúp giải quyết một số thách thức liên quan đến vấn đề môi trường mà ngành công nghiệp thời trang đang phải đối mặt công nghiệp may mặc và rộng hơn là ngành công nghiệp dệt may.

Theo nhận định từ phía Diễn đàn vì Tương lai, một tổ chức quốc tế đi đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, một nền kinh tế tuần hoàn, trong đó ngành thời trang ưu tiên sử dụng các sợi cellulose, chắc chắn sẽ vượt trội hơn một nền kinh tế tuyến tính khiến cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên đứng bên bờ vực bị huỷ hoại.

“Được sản xuất từ bột gỗ và các thành phần tự nhiên khác, sợi cellulose có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo những hệ sinh thái này, đồng thời góp phần duy trì diện tích rừng - một trong những bể chứa carbon giúp ổn định khí hậu Trái đất,” tổ chức này nhấn mạnh.

Vật liệu bền vững 'tái sinh' ngành công nghiệp thời trang ảnh 1

Một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt sử dụng các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng của tác giả Christian Boltanski.

Ngoài ra, Textile Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu trong ngành vật liệu may mặc, cho biết rằng các sợi cellulose nhân tạo hiện chỉ chiếm khoảng 6% tổng khối lượng sợi được sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc năng suất dệt sợi cellulose nhân tạo vẫn có thể được nâng cao hơn nữa, nhằm đáp ứng được nhu cầu vật liệu phục vụ cho ngành thời trang.

Năm 2016, hãng thời trang H&M với sự cộng tác của Viện Nghiên cứu Dệt may Hồng Kông (HKRITA) đã phát động chương trình Cách mạng Tái chế, với mục tiêu tìm ra một phương pháp khả thi để phân tách các loại vật liệu may mặc và thực hiện tái chế trên quy mô lớn. Gloria Yao, Giám đốc phát triển dự án của HKRITA, cho biết: “Sau một năm triển khai chương trình, the Green Machine được phát minh nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu đã đề ra, trở thành công nghệ đầu tiên trên thế giới có thể tái chế vật liệu may mặc như sợi dệt, vải với năng suất lớn”.

Tháng 7/2022, RGE, một trong những đơn vị sản xuất vải viscose lớn nhất thế giới, phối hợp cùng với Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, đã ra thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Bền vững RGE-NTU (RGE-NTU SusTex) để thúc đẩy tiến trình đổi mới trong hoạt động tái chế hàng dệt may. RGE-NTU SusTex sẽ phát triển một giải pháp tối ưu nhằm tái chế vật liệu đã qua sử dụng thành sợi dệt, sao cho phù hợp với không gian đô thị bằng việc sử dụng ít năng lượng, ít hóa chất hơn, tạo ra ít chất thải hơn và hoàn toàn vô hại với môi trường.

Trong bối cảnh các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, những nước xử lý chất thải lớn nhất thế giới, hạn chế việc nhập khẩu chất thải, những công nghệ như vậy sẽ là giải pháp giúp tái chế vật liệu dệt may thay vì đốt hoặc chôn lấp, qua đó giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường tại các địa phương.

Vật liệu thay thế

Một trong những loại “vật liệu bền vững” được kỳ vọng nhất là vải viscose làm từ các sợi cellulose nhân tạo. Đây là loại vải thường được sử dụng trong ngành thời trang, phổ biến cả khi dùng riêng cũng như kết hợp với các loại vải khác như lụa, cotton hay polyester.

“Các thương hiệu sử dụng viscose phần lớn là vì sự mềm mại của nó. Loại vải này có các đặc tính tương tự như lụa, nhưng với giá chỉ bằng một phần nhỏ. Dù giá thành vật liệu thấp nhưng những sản phẩm làm từ vải viscose vẫn có chất lượng tốt và vô cũng sang trọng”, bà Nicole van der Elst, Chủ tịch Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững của TaFF, chỉ rõ.

Mặc dù vậy, việc sử dụng loại vải viscose cũng được ghi nhận tồn tại một số những tác động không mong muốn đối với môi trường. Quy trình sản xuất vải viscose thường phải sử dụng lượng lớn hoá chất, trong đó bao gồm cả những loại hoá chất độc hại như natri hydroxit, carbon disulphide và axit sulfuric, gây ra những tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

Vật liệu bền vững 'tái sinh' ngành công nghiệp thời trang ảnh 2

Vải viscose được giới thiệu, trưng bày tại sự kiện Bali Fashion Trend.

Tuy nhiên, những vấn đề này hiện đang được các đơn vị sản xuất vật liệu thời trang may mặc tìm kiếm phương hướng giải quyết. Họ đang nỗ lực triển khai mọi biện pháp để đưa cung cấp được nguồn vật liệu bền vững hơn ra thị trường phục vụ ngành công nghiệp thời trang. Các đơn vị cung ứng đồng thời cũng đưa ra những cam kết bảo đảm quy trình sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, do các cơ quan giám sát của ngành đặt ra.

“Dù được làm từ bột gỗ, song vải viscose không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như diện tích rừng tự nhiên. Điều này đã được xác nhận từ Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng (PEFC) và Hội đồng quản lý rừng (FSC), trái lại nó còn thúc đẩy một hệ phát triển tuần hoàn”, bà Nicole nhấn mạnh.

“Tổ chức ZDHC (Không xả thải hóa chất nguy hiểm), theo đuổi mục tiêu giảm thiểu những tác động của việc sử dụng hóa chất trong ngành dệt may đến môi trường, đã mở rộng phạm vi hoạt động nhằm gia tăng khả năng kiểm soát quá trình sản xuất các loại sợi. Tổ chức này đã triển khai chương trình giám sát đầu tiên với hoạt động sản xuất sợi cellulose nhân tạo, cụ thể là vải viscose”, bà Nicole cho biết thêm.

Khả năng tái chế cũng là một yếu tố giúp vải viscose được xác định là một vật liệu bền vững và cần được đẩy mạnh sản xuất. Theo thông tin từ Viện HKRITA, sợi hỗn hơn, một trong những vật liệu bền vững hơn cho ngành thời trang, có thể được sản xuất từ việc tái chế các sợi cellulose được thu về từ các chất thải dệt may bằng công nghệ tách thuỷ nhiệt độc quyền của đơn vị này.

Với tất cả những nỗ lực trên, bà Nicole cũng như nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực này tin tưởng rằng ngành công nghiệp thời trang sẽ phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường trong tương lai.

“Những thay đổi không chỉ đến từ các mô hình kinh doanh hay nguồn vật liệu mới, mà quan trọng hơn là đến từ nhận thức của đơn vị sản xuất cũng như người tiêu dùng, những nỗ lực chung sẽ góp phần giúp ngành thời trang giảm thiểu được tác động đến môi trường”, bà Nicole chia sẻ.

Gloria Yao, Giám đốc phát triển dự án của HKRITA, nhấn mạnh: “Ngành công nghiệp thời trang cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm nguồn vật liệu bền vững thay thế, áp dụng phương pháp sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường. Phần còn lại, khách hàng cần phải cam kết tiêu dùng có trách nhiệm. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể kỳ vọng về một ngành công nghiệp thời trang bền vững”.

Theo SCMP
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.