Vay nóng, bán lợn, gà...cho con thi đại học

“Khi em đi thi, nhà em chả có gì ngoài mấy sào lạc. Bố mẹ em đã bán hết nhưng vẫn không đủ tiền và phải vay thêm 1 triệu đồng...”, một thí sinh cho biết.
Vay nóng, bán lợn, gà...cho con thi đại học

3 tạ thóc, 12kg gà vẫn… chưa đủ

Bắt xe từ 4 giờ sáng 1/7 lên Hà Nội, bác Nguyễn Văn Quân - người dân tộc Tày, ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) và con trai đã phải ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ ở bến xe Giáp Bát vì mưa to không thể di chuyển đến địa điểm thi để tìm nhà trọ. Bác Quân cho biết, năm nay con trai thi vào Trường ĐH Xây dựng. Nhà nghèo, hai vợ chồng làm nương, rẫy, nuôi lợn gà... chỉ đủ ăn.

Vay nóng, bán lợn, gà...cho con thi đại học - anh 1

Hai mẹ con một thí sinh khi vừa đặt chân tới Thủ đô.

“Trước ngày đưa con lên Hà Nội, vợ chồng tôi đã phải bán 3 tạ thóc và 12kg gà được gần 3 triệu đồng. Với số tiền này, bố con ăn uống sinh hoạt tiết kiệm thì may ra đủ, không thì sợ chả còn tiền về” – bác Quân nói. Bác cũng cho biết, rất may mắn là vừa xuống xe bố con bác đã được các sinh viên tình nguyện giới thiệu cho chỗ trọ miễn phí trong chùa Bằng (quận Hoàng Mai) nên đỡ được một khoản chi phí.

Em Phù Thị Xuyên - người dân tộc Pà Thẻn, ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình, Hà Giang, một mình đi thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Xuống xe từ 10 giờ sáng nhưng đến 14 giờ Xuyên vẫn chưa tìm được nhà trọ. Em bảo, gia đình em nghèo, bố mẹ cả đời chưa xuống đến huyện, vì vậy Xuyên quyết tâm xuống Hà Nội một mình để thi.

“Khi em đi thi, nhà em chả có gì ngoài mấy sào lạc. Bố mẹ em đã bán hết nhưng vẫn không đủ tiền và phải vay thêm 1 triệu đồng...” – Xuyên cho biết. Chính vì gia đình quá nghèo nên em quyết tâm thi vào khoa Quản lý đất đai của Học viện Nông nghiệp, hy vọng sau này trở về sẽ làm được một điều gì đó có ích cho mảnh đất nghèo Yên Thành của mình.

Cũng thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thị Thu (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) được bố đưa đi. Bác Khánh (bố Thu) là công nhân mỏ than Quảng Ninh, trước ngày con thi bác đã phải ứng trước lương tháng sau để chi tiêu. Bác Khánh cho biết: “Giả sử con thi đỗ ĐH thì gia đình cũng không biết xoay xở thế nào. Dưới Thu còn 2 đứa em đang học phổ thông, chi phí khá tốn kém mà cả nhà chỉ trông chờ vào lương công nhân của tôi”.

Nâng bước thí sinh nghèo

Túc trực tại bến xe Giáp Bát từ 28/6 đến nay, Nguyễn Mạnh Đức – Đội phó đội sinh viên tình nguyện đồng hương Hà Nam cho biết: Khi làm nhiệm vụ, chúng em đã gặp rất nhiều thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, phải tự lên Hà Nội trong khi đây là lần đầu tiên các em ra khỏi… lũy tre làng.

Có thí sinh bố mẹ đều đi làm trong Nam, ở với ông bà nội, được ông nội già 80 tuổi đưa đi thi. Vì ông nội quá già nên chỉ đi cùng động viên tinh thần là chính, còn mọi thứ em ấy vẫn phải lo, lại còn lo thêm sức khỏe ông yếu, say xe nữa.

“Những thí sinh đặc biệt này đều đã được sinh viên tình nguyện chỉ dẫn tận tình, tìm nhà trọ, đưa đến tận địa điểm thi, hỗ trợ về thông tin tư vấn” – Đức cho biết.

Trong khi đó, em Hoàng Thị Minh – sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, thành viên Câu lạc bộ “Mùa hè xanh đạp xe xuyên Việt” cho biết, đội của Minh được phân công giúp đỡ thí sinh nghèo đến những địa chỉ nhà trọ miễn phí. Từ 28.6 đến nay đã có vài chục thí sinh nghèo được hỗ trợ.
Cụ thể, địa điểm ở trọ là chùa Bằng (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Tại chùa này có hỗ trợ ăn uống, chỗ ở miễn phí cho 300 người. Thí sinh có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ có thể liên hệ với chùa Bằng qua số điện thoại 0436884354, hoặc Nguyễn Xuân Hưng - câu lạc bộ Mùa hè xanh: 01679633569.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.