Vì sao kiệt tác 'Thiếu nữ bên hoa huệ' không được công nhận là bảo vật quốc gia?

Nổi tiếng và đình đám nhưng cho tới nay, kiệt tác hội họa 'Thiếu nữ bên hoa huệ' của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẫn chưa được công nhận là bảo vật quốc gia với những lý do rất rõ ràng…
Kiệt tác hội hoạ 'Thiếu nữ bên hoa huệ'
Kiệt tác hội hoạ 'Thiếu nữ bên hoa huệ'

Là tác phẩm nổi tiếng nhất của danh họa Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ bên hoa huệ miêu tả hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các với bố cục chặt chẽ và hoàn hảo. Thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh đã tôn lên một vẻ đẹp thiếu nữ với nét buồn vương vấn, dịu nhẹ.

Nó vừa tạo được một không khí trẻ trung, tươi mới, có gì đó "tân thời" nhưng cũng lại rất dân tộc, rất Hà thành. Đó cũng là lý do mà bức tranh được cả "Tây" lẫn  “ta” đều thích. Đặc biệt, đây cũng là một trong những bức tranh đầu tiên của các họa sĩ Việt góp phần tôn vinh chiếc áo dài truyền thống.

Để nói về tính độc đáo trong nghệ thuật của “Thiếu nữ bên hoa huệ”, không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, kể từ năm 1943, năm sáng tác kiệt tác hội họa này cho tới nay, “Thiếu nữ bên hoa huệ” vẫn chưa được công  nhận là bảo vật quốc gia. Giải thích về điều này, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết, xét về tiêu chí để một tác phẩm nghệ thuật được công nhận là Bảo vật quốc gia theo khoản 1, Điều 1, Luật Di sản Văn hóa, sửa đổi năm 2009, bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã không đảm bảo ở ngay tiêu chí đầu tiên là “hiện vật gốc, độc bản”.

Còn các tiêu chí khác như: “Hiện vật có hình thức độc đáo; Là tác phẩm nổi tiếng về giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách thời đại”, ông Trần Khánh Chương nhất trí cho rằng, kiệt tác hội họa này đều đáp ứng đủ.Cho tới nay, ai là người sở hữu kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” vẫn đang còn là ẩn số. GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân kể lại: "Khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một người khác".

Rồi sau khi ông Đức Minh mất (năm 1983), tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã được các con của nhà sưu tập này bán cho ông Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD. Và sau đó, ông Hà Thúc Cần đã bán bức tranh  này lại cho một người khách nước ngoài với mức giá cao ngất ngưởng là 200.000 USD. Cho tới nay, bức tranh lưu lạc ở phương trời nào và nằm trong bộ sưu tập của ai vẫn chưa được làm rõ.

Vì sao kiệt tác 'Thiếu nữ bên hoa huệ' không được công nhận là bảo vật quốc gia? ảnh 1

Danh họa Tô Ngọc Vân

Mới đây, trong giới hội họa xôn xao thông tin, bức tranh đã được một nhà tập trong nước mua lại và mang về Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn tin này cho đến nay chưa được xác minh và là những thông tin trôi nổi. Trong khi đó, nạn tranh giả đang làm lũng loạn thị trường mỹ thuật trong nước. “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một trong những tác phẩm bị sao chép nhiều nhất. Theo họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai thứ của danh họa Tô Ngọc Vân, tuyệt đại đa số các bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà người Việt được chiêm ngưỡng từ mấy chục năm nay cũng chỉ là tranh chép. Trong đó có những phiên bản không đồng nhất.

Có một lần, họa sĩ Tô Ngọc Thành cảm thấy ái ngại khi có một nhà sưu tập tranh ở Hà Nội nhờ ông tới thẩm định bức tranh "Thiếu nữ bên họa huệ" được mua ở nước ngoài với giá 200.000 USD có phải là tranh thật không? Họa sĩ Tô Ngọc Thành đã từ chối vì ông sợ phải thêm một lần đối mặt với tranh giả, và điều quan trọng hơn, ông sợ làm cho mọi hy vọng của nhà sưu tập tranh nói trên đổ sụp khi nói ra sự thật phũ phàng.

Vì không chứng minh được nguồn gốc, là độc bản nên kiệt tác hội họa “Thiếu nữ bên hoa huệ” mãi mãi vẫn chỉ là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng mà chưa được nằm trong top các bảo vật quốc gia được chính phủ bảo hộ và gìn giữ. Dù rằng, với người Việt, bức tranh này từ lâu đã là báu vật.  

Theo An ninh Thủ đô
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.