Vì sao tín chỉ carbon ở Việt Nam dưới mức giá trung bình?

(Ngày Nay) - Phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam đang là cơ hội và thách thức của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, câu chuyện đầu tư để sinh lợi nhuận ở thị trường này vẫn đang là băn khoăn của nhiều người.
Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Thời gian qua, cụm từ “tín chỉ carbon” đã thu hút sự quan tâm của nhiều người và đặc biệt là của giới đầu tư vào thị trường này. Tại Việt Nam, thị trường carbon chỉ ở mức giá thấp là 4,33 USD/tín chỉ, thấp hơn mức giá trung bình trên thế giới là 5 USD/tín chỉ. Những vấn đề đặt ra, liệu đây có phải là thị trường tiềm năng để các cơ quan chức năng lưu tâm, tạo hành lang pháp lý cơ bản để phát triển và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư?

Gần đây nhất, câu chuyện về rừng ngập mặn Cần Giờ được giới chuyên gia về tín chỉ carbon đánh giá tiềm năng thu lại lợi nhuận lớn cho quốc gia. Vấn đề đầu tư để phát triển thị trường tín chỉ carbon của rừng ngập mặn Cần Giờ đang còn bỏ ngõ.

Tiềm năng phát triển tín chỉ carbon ở rừng ngập mặn Cần Giờ

TS Phạm Thu Thủy, Trường Đại học Adelaide (Úc) chia sẻ, thực ra, rừng ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM) có diện tích rất lớn, có mức độ đa dạng sinh học rất cao và không phải các rừng trên thế giới có được. Do đó, chắc chắn sẽ có rất nhiều người quan tâm đến điều này. Rừng ngập mặn Cần Giờ lại có sự ủng hộ các chính sách và sự ủng hộ của chính quyền địa phương nên là động lực rất lớn để phát triển liên quan đến thị trường carbon.

Nhà đầu tư không những đi tìm kiếm những khu rừng lớn, những khu rừng có sự đa dạng sinh học cao mà nhấn mạnh đến hành lang pháp lý để khuyến khích được người mua tín chỉ carbon đến đầu tư. Tất cả những điều này đang có đầy đủ ở TP.HCM. Tuy nhiên, vấn đề tín chỉ carbon sẽ được bán ở thị trường nào, bán được cho ai và cần phải làm những vấn đề như thế nào để đạt được mức giá cao nhất, đem lại lợi ích lớn nhất cho TP.HCM?

Từ trước đến nay, chưa có một nghiên cứu bài bản, nghiên cứu khoa học để phát triển thị trường carbon ở khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Thông thường, thị trường carbon tại Việt Nam nói chung và các thị trường giao dịch khác nói riêng vẫn theo dạng nhiều người đến hỏi mua lại theo kiểu “anh bán cho tôi cái này” nhưng cơ quan quản lý không có một chiến lược bán và phát triển tiềm năng của mặt hàng cần bán theo đúng mức.

Phát triển thị trường carbon cần có một chính sách chiến lược để nhà đầu tư, những “thương lái” có nhu cầu thấy được “sản phẩm” là rừng carbon Cần Giờ sẽ được bán cho ai, hàng hóa cụ thể. Hiện nay, phát triển thị trường carbon từ rừng ngập mặn Cần Giờ chỉ có những nghiên cứu nhỏ lẻ mà chưa có một đánh giá tổng thể.

Ngoài ra, tính kết nối của thị trường carbon ở đầu ra của thị trường không chỉ tại TP.HCM mà tại các khu vực khác còn thiếu đầu ra để có thể “mặc cả” được về giá. Khi biết được giá của sản phẩm đầu ra thì có thể chọn được người mua phù hợp và có các chính sách đầu tư đi kèm.

Vì sao tín chỉ carbon ở Việt Nam dưới mức giá trung bình? ảnh 1

TS Phạm Thu Thủy, Trường Đại học Adelaide (Úc).

Vì thế, tiềm năng rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn chưa có các nghiên cứu mang tính hệ thống và chưa có các nghiên cứu cụ thể để đưa ra lời khuyên. Lời khuyên cho nhà đầu tư sẽ bắt đầu từ những nghiên cứu cơ bản để định hình đầu vào lẫn đầu ra của tín chỉ carbon. Mong thời gian tới có các nghiên cứu chính xác về rừng ngập mặn Cần Giờ.

Câu chuyện lợi thế hay nhược điểm của rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ được nhìn vào các dự án được đầu tư vào nơi đây. Nhà đầu tư vào tín chỉ carbon hiểu được rằng, khi có nhiều dự án đầu tư vào rừng ngập mặn Cần Giờ thì đây là nơi có nhiều tiềm năng thì mới được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Khi có nhiều dự án thì rừng ngập mặn Cần Giờ tăng chỉ số cạnh tranh. Ở đây, rừng ngập mặn Cần Giờ đã có một số liệu cơ bản thay vì ở những khu rừng khác tại Việt Nam chưa có một số liệu cụ thể thì các nhà đầu tư phải đầu tư vào với chi phí ban đầu cao hơn nhiều.

Nếu nhìn tổng thể, rừng ngập mặn Cần Giờ đã có các dự án tại đây sẽ có nhiều ưu điểm. Do đó, cần phải quảng bá về các dự án đang được triển khai tại rừng ngập mặn Cần Giờ để nâng cao giá trị, một địa chỉ tiềm năng để các nhà đầu tư tín chỉ carbon tìm đến.

Về nhược điểm nằm rất nhiều ở phương pháp khoa học để xác định địa điểm nào là bán. Cụ thể, không có nghĩa là ở đó có nhiều chương trình thì có thể tạo ra giá trị giá trị gia tăng. Trong tất cả các dự án đó, những dự án nào chưa đạt được hiệu quả hoặc là điểm nhấn để tạo ra giá trị gia tăng thì mới cần được xem xét. Phát triển thị trường tín chỉ carbon tại khu rừng ngập mặn Cần Giờ không cần nhanh quá mà cần phải phát triển ở những nơi tạo ra giá trị cụ thể.

Mức giá trung bình về tín chỉ carbon phải được hiểu là không nên áp đặt cho ở từng thị trường, trong đó có Việt Nam. Không nên nhận định với mức giá trung bình đó ở Việt Nam đắt hay rẻ mà nên nhìn nhận phổ rộng khi làm tốt sẽ đạt được mức trần cao nhất. Trong bối cảnh chung của kinh tế phát triển, phải đặt câu hỏi: “Khi chúng ta làm tốt thì có nhiều người mua không, người mua có sẵn sàng trả giá cao không, năng lực cung cấp sản phẩm của Việt Nam thế nào, liệu rằng thị trường tín chỉ tại Việt Nam đã đạt đến mức giá cao mà người khác mua chưa?”.

Trong mức giá trung bình 5 USD/tín chỉ carbon thì đã được hỗ trợ rất nhiều và không cần phải bỏ ra các chi phí, chưa kể trong mức giá trung bình trên, người mua không lấy đi tín chỉ carbon mà còn cho lại người bán được tiếp tục đóng góp vào cam kết tự nguyện. Vậy thì, chỉ xét về giá đắt hay giá rẻ sẽ không nhìn nhận hết được bối cảnh của vấn đề phát triển thị trường carbon.

Trong bối cảnh đó, một mức giá cao hay mức giá dưới trung bình vẫn sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia và điều đó mới đáng lưu ý. Đừng nên áp đặt mức giá tín chỉ carbon cao hay rẻ mà giá trị tổng quan sẽ mang đến cho quốc gia là gì trong thời điểm đó. Có thể trong tuần này, người bán sẽ bán được tín chỉ carbon ở mức giá cao nhưng tuần sau sẽ bán tín chỉ carbon với mức giá thấp. Hãy nhìn tổng quan đâu là lợi ích để phát triển thị trường tín chỉ carbon theo hướng tích cực nhất.

Thị trường tín chỉ carbon thiếu hành lang pháp lý

Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) cho biết, các khối công nghiệp tư nhân chính là khách hàng tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon. Ví dụ, doanh nghiệp logistics, các nhà máy chế biến xi-măng, sắt, thép, điện than và những nhà máy công nghiệp khác.

Các doanh nghiệp này phát thải ra thì phải đầu tư để giảm phát thải. Hoặc là chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi năng lượng hoặc đầu tư vào lâm nghiệp. Các nhà đầu tư đầu tư vào dự án thì sẽ làm quy trình xây dựng dự án, được xác minh và hai bên trao đổi ký hợp đồng. Đối với cá nhân sở hữu diện tích đất trồng rừng nhỏ - lẻ để đầu tư vào dự án tín chỉ carbon thì thành lập Hợp tác xã, góp vốn để thành những vùng rồng rừng rộng lớn nhằm tăng chỉ số tín chỉ carbon để tăng giá trị sản phẩm.

Vì sao tín chỉ carbon ở Việt Nam dưới mức giá trung bình? ảnh 2

Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO).

Nói về tính lợi nhuận, ông Phương khẳng định, đã đầu tư phải chấp nhận rủi ro tùy thuộc vào thị trường mua bán. Người mua cũng áp đặt vào thị trường do người mua thỏa thuận với người bán. Kết quả lợi nhuận từ thị trường tín chỉ carbon quyết định ở vấn đề tìm khách hàng để tính toán đến khâu đầu tư.

Việt Nam hiện nay vẫn đang còn vướng ở hành lang thủ tục pháp lý, chờ sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/01/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn. Các tổ chức, bộ ngành đang đóng góp ý kiến để sửa đổi nghị định nhằm tạo ra sân chơi mới cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Qua đó, nếu nghị định được sửa đổi, nhà đầu tư có tiền sẽ đầu tư vào việc trồng rừng thông qua “ông chủ rừng” để cùng hợp tác đầu tư, hoặc nhà đầu tư có tiền sẽ thông qua kênh làm việc với chính quyền địa phương để hợp tác trồng rừng hoặc liên kết trồng rừng trên quy mô lớn.

PGS.TS Viên Ngọc Nam, Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đánh giá, thị trường carbon là nơi diễn ra các giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon. Đây là nơi các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia, tạo nguồn lực thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon.

Từ khi có thông tin thu hàng triệu USD từ tín chỉ carbon rừng, đi thực tế nhiều địa phương ai cũng muốn làm sao bán được tín chỉ rừng carbon. Chúng ta muốn bán tín chỉ carbon từ rừng cần làm từng bước chứ không thể nóng vội và đây là một vấn đề không hề đơn giản”.

Dù rừng ngập mặn có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon nhưng số lượng tín chỉ bán trên thị trường thế giới vẫn còn ít. Nguyên nhân do các quốc gia gặp khó khăn trong xây dựng chính sách và thiếu hành lang pháp lý.

Do đó, tại Việt Nam muốn khai thác tiềm năng cần hoàn thiện cơ sở pháp hành lang pháp lý, đưa ra những chính sách có tính chiến lược, mang tính hiệu quả để các doanh nghiệp, các bên liên quan có thể dễ dàng tiếp cận thị trường này. Đồng thời, cần nghiên cứu và thu thập số liệu, thẩm định kiểm chứng các chi phí và lợi ích liên quan đến thể chế, xã hội và môi trường mà tín chỉ carbon rừng mang lại.

Ông Nam nhận định, hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho nhiều diện tích rừng bị ngập sâu, biển đang có xu hướng tiến sâu vào nội địa dẫn đến hiện trạng hệ sinh thái thay đổi như giảm diện tích rừng và thành phần đa dạng các loài. Ngoài ra, sạt lở, nhiễm mặn, các hoạt động từ thượng nguồn sông Mê Kông như xây dựng các đập thủy điện, ngăn dòng đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống rừng ngập mặn.

Ông Nam gợi ý, vấn đề trước mắt hiện nay cần quản lý rừng bền vững tiếp đến nâng cao tuyên truyền cho người dân về tín chỉ carbon. Trong tương lai nơi nào có khả năng trồng rừng thì nên tích cực trồng rừng để gia tăng lượng carbon, đa dạng sinh học, đặc biệt là tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế việc sạt lở.

Ngoài ra, các hoạt động bảo tồn và quản lý hướng tới bảo vệ, lưu giữ hệ sinh thái rừng ngập mặn không suy thoái, phá huỷ hoặc mất rừng; hay như phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bị suy thoái, phá huỷ… cũng tạo ra nguồn tín chỉ carbon xanh dương.

Có thể thấy, tiềm năng thị trường và nhu cầu thương mại các bon rừng khá lớn. Để thúc đẩy thị trường các bon rừng cả ở phạm vi trong nước và quốc tế, bắt buộc và tự nguyện. Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm tận dụng các cơ hội, góp phần khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và giá thành của tín chỉ các bon từ rừng ngập mặn.

TIN LIÊN QUAN
Hà Nội: Tập trung cứu khoảng 3 nghìn cây xanh bị gãy, đổ
Hà Nội: Tập trung cứu khoảng 3 nghìn cây xanh bị gãy, đổ
(Ngày Nay) - Sáng 13/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan đến công tác chiếu sáng đô thị, cây xanh.
Củng cố, duy trì đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới xử lý dịch bệnh trong mưa lũ
Củng cố, duy trì đội cơ động hỗ trợ tuyến dưới xử lý dịch bệnh trong mưa lũ
(Ngày Nay) - Bộ Y tế cho biết, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ (SDC) ngày 12/9 thông báo sẽ cử 6 chuyên gia từ bộ phận Viện trợ Nhân đạo Thụy Sĩ đến Việt Nam và cung cấp 1 triệu franc để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO
(Ngày Nay) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng việc dỡ bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây sẽ trực tiếp khiến Mỹ và các đồng minh tham gia vào xung đột với Nga và sẽ bị đáp trả một cách thích hợp.
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
Di dời người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
(Ngày Nay) -  Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu sau bão số 3, một số tỉnh, thành phố đã triển khai phương án di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm và chuẩn bị lực lượng, phương tiện cứu hộ khi cần thiết. Mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.