(Ngày Nay) - Ông là một trong những vị vua kiệt xuất mà dân tộc ta từng sản sinh ra, người đầu tiên phá bỏ lệ quỳ lạy khi tiếp chiếu chỉ từ phương Bắc.
1 Vị vua nào nổi tiếng với đòn ngoại giao 'độc' khiến Tống triều run sợ?
icon
Vua Lê Đại Hành
icon
Vua Lê Chiêu Thống
icon
Vua Lê Long Đĩnh
Giải thích Vua Lê Đại Hành được biết tới là một vị hoàng đế có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
2 Vua Lê Đại Hành tên húy là gì?
icon
Lê Hoàn
icon
Lê Trung Tông
icon
Lê Ngọa Triều
Giải thích Là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 980 đến 1005, Lê Đại Hành, tên húy là Lê Hoàn, không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
3 Vua Lê Đại Hành quê ở đâu
icon
Thanh Hóa
icon
Nghệ An
icon
Hà Tĩnh
Giải thích Lê Đại Hành (980-1005) Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.
4 Vua Lê Đại Hành đã đón tiếp đoàn sứ nhà Tống như thế nào?
icon
Không kèn trống rình rang
icon
Đích thân đem tướng sĩ sang đón
icon
Sai người mang 300 quân sang đón
Giải thích Vua sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại Cồ Việt. Sứ thần nhà Tống thấy vậy ngay lập tức thay đổi thái độ, bắt đầu tỏ ra sợ hãi và dè chừng trước sức mạnh quân sự Đại Cồ Việt. Sang tới kinh đô Hoa Lư, sứ thần nhà Tống một lần nữa kinh hãi trước khí thế nhà Đại Cồ Việt, dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sáng lòa; trên các cánh đồng, hàng ngàn trâu, bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt.
5 Vua Lê Đại Hành không làm điều gì khi nhận chiếu thư?
icon
Không cúi đầu
icon
Không quỳ lạy
icon
Không chắp tay
Giải thích Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên Triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngã ngựa, chân đau, không lạy được. Chánh sứ Tống Cảo cũng đành chịu. Đây là lần đầu tiên, vua nước ta nhận chiếu thư không lạy.
6 Vua Lê đã mời sứ giả xem cái gì?
icon
Quân lính múa lửa
icon
Quân lính đánh nhau với hổ
icon
Quân lính bắn cung
Giải thích Vua Lê mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ trong sân nhà vua. Hổ dữ gầm thét lồng lộn để vồ lấy người nhưng đã bị những người lính hạ gục. Sứ thần Tống Cảo đã bị một phen sợ toát mồ hôi. Sau trận đấu hổ là trò trăn dữ biểu diễn. Trăn có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn mình cho đến nát, song đã bị người lính bé nhỏ điều khiển cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ. Lê Hoàn cũng cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch nói với sứ Tống: "Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời". Sứ Tống khiếp đảm từ chối.
7 Nhà Tống phong Lê Hoàn là gì?
icon
An Nam quốc vương
icon
Nghĩa Hưng quận vương
icon
Giao Chỉ quận vương
Giải thích Khi đoàn sứ của Tống Cảo về nước, vua Lê Đại Hành dặn dò: “Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa”, ý “đuổi khéo” không muốn tiếp các đoàn sứ khác tại kinh thành Hoa Lư. Sau nhiều phen bị dọa, Cảo Tống chỉ biết thuận ý đem lời đó về cho vua Tống Thái Tông. Năm năm sau, nhà Tống lại sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương.
8 Lê Đại Hành làm vua trong bao nhiêu năm?
icon
14 năm
icon
24 năm
icon
34 năm
Giải thích Năm Ất Tị (1005), Vua Lê Đại Hành mất, hưởng thọ 65 tuổi. Ông làm vua được 24 năm.
(Ngày Nay) - Hàn Quốc có thể sớm gia nhập danh sách ngày càng dài các quốc gia cấm điện thoại di động trong lớp học, vì chính sách này đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng từ giáo viên, phụ huynh và chính trị gia tại đây.
(Ngày Nay) - 3 lý do chính có thể dẫn đến thất bại của bà Harris: sự suy giảm ủng hộ từ cử tri truyền thống, thiếu sự chuẩn bị cho cuộc đua cấp quốc gia và thiếu thông điệp rõ ràng.
(Ngày Nay) - Công ty khởi nghiệp Heliospect Genomics của Mỹ đang tính phí các bậc cha mẹ giàu có lên tới 50.000 USD cho dịch vụ sàng lọc IQ và các đặc điểm mong muốn khác của phôi thai.
(Ngày Nay) - Sáng 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
(Ngày Nay) - Trong những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, tiến hành vận động tranh cử tại Michigan vào ngày 3/11.
(Ngày Nay) - Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
(Ngày Nay) - Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.